Hết thời doanh nghiệp yếu kém phát hành trái phiếu?
Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đang hạn chế hơn.
Thống kê 6 tháng đầu năm do HNX công bố cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển nhanh, tổng giá trị phát hành lên đến 156.000 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn đơn sơ, nhất là “yếu điểm” chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín tham gia. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Bộ Tài chính đã nhiều lần phải đưa ra cảnh báo cho các NĐT nhỏ lẻ tham gia thị trường này khi mà thống kê số lượng NĐT cá nhân tăng vọt trong 6 tháng đầu năm, lên 27% trong khi năm 2019 chỉ 9%.
Gần đây nhất, Nghị định 81/2020 chỉnh sửa bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2020. Nội dung chính theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm hạn chế hoạt động phát hành quá mức để phân phối cho nhà đầu tư cá nhân; đồng thời, tăng trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, đại lý giam gia vào đợt phát hành trái phiếu. Đây là bước điều chỉnh được cho là cần thiết để đảm bảo thị trường TPDN hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh hơn, trong đó, hướng đến mục tiêu tách bạch rõ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng với hoạt động chào bán riêng lẻ - vốn hướng đến các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trong quy định mới, có thể kể đến 3 điều kiện quan trọng mà doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu phải đáp ứng, bao gồm dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần Vốn chủ sở hữu theo BCTC gần nhất được cấp thẩm quyền phê duyệt. mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành. Và đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước 6 tháng. DN phải ký hợp đồng tư vấn phát hành với tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành. Tổ chức tư vấn phát hành phải có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện và hồ sơ phát hành trái phiếu của DN phát hành.
Trái phiếu đang trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Ảnh: SSI.
Hay nói cách khác, với điều kiện số thì trách nhiệm của các tổ chức tư vấn phát hành cao hơn, qua đó cũng giúp được thị trường dần sàng lọc và phân loại được các tổ chức tư vấn phát hành có năng lực tư vấn tốt, đảm bảo được quyền lợi DN nhưng cũng bảo vệ được cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, báo cáo tài chính trong hồ sơ chào bán TPDN phải có ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán, và các yêu cầu minh bạch về thông tin trong hồ sơ phát hành, như nêu rõ mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành TPDN được dùng cho 1 và/hoặc 3 nội dung nào sau đây: đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ. Không có các trường hợp dùng vốn để huy mua cổ phiếu của công ty hay NĐT khác.
Về cơ bản, nội dung quy định trong Nghị định 81 về đã siết chặt hơn các điều hiện phát hành TPDN, qua đó phần nào đã “tạo bộ lọc”, góp phần nâng cao hơn chất lượng TPDN phát hành ra thị trường.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán, nhiều CTCK tham gia tư vấn, phân phối, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Trong đó, có những CTCK thiết kế riêng những sản phẩm trái phiếu như S-bond của SSI, iBond của TCBS, D-bond và V-bond của VND…mỗi sản phẩm đều có ưu điểm riêng.
Thực tế, không phải đợt phân phối trái phiếu DN nào cũng thành công do nhiều yếu tố, chẳng hạn nhân sự và hệ thống phân phối của đơn vị tư vấn (là các CTCK) chưa bài bản, chuyên nghiệp, thậm chí môi giới còn không nắm rõ quy định và hiểu về sản phẩm. Chưa kể đến, việc giới thiệu một cách tràn lan trên thị trường, thiếu sự chọn lọc tổ chức phát hành cũng là mầm mống rủi ro cho các nhà đầu tư, bởi họ là đối tượng tiếp cận được thông tin ít nhất, trong khi các bản cáo bạch, hay thông tin công bố về TPDN của một tổ chức phát hành hiện nay còn thiếu, thậm chí là kém minh bạch.
Đó là chưa kể đến, nhiều DN vì áp lực nguồn vốn, thậm chí còn “lách” các quy định chẳng hạn như vốn chủ sở hữu lớn, nhưng thực góp không đáng kể; hay tổng tài sản to, nhưng chất lượng tài sản thấp hoặc khó đánh giá về hiện trạng tài sản doanh nghiệp. Thậm chí, DN công bố thông tin thiếu minh bạch về mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành. Theo Nghị định 81, điều này sẽ được hạn chế phần nào khi quy định rõ, DN phải công bố rõ mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành TPDN được dùng cho 1 và/hoặc 3 nội dung nào sau đây: đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ. Không có các trường hợp dùng vốn để huy mua cổ phiếu của công ty hay NĐT khác.
Những điều này đồng nghĩa, các đơn vị tư vấn nếu không nghiêm túc, chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường, cũng khó mà đảm bảo và góp sức cho các thương vụ phát hành trái phiếu DN thành công.
Ông Phan Tùng Lâm, Trưởng phòng cao cấp Kinh doanh sản phẩm tài chính, CTCP Chứng khoán SSI cho biết, sản phẩm S-bond của SSI có sự khác biệt với các sản phẩm trên thị trường khi tập trung vào 3 tiêu chí gồm thu nhập, quản trị rủi ro và thanh khoản. Hiện các trái phiếu thuộc S-BOND đều có lợi suất rất hấp dẫn, khoảng 10%/năm. Nếu so với gửi tiết kiệm, nhà đầu tư (NĐT) có thể có mức chênh lệch hơn 4%.
Các trái phiếu thuộc S-BOND đều được SSI thẩm định kỹ lưỡng và SSI hàng ngày đứng ra tạo lập thị trường để tăng thanh khoản cho trái phiếu. NĐT khi có nhu cầu hoàn toàn có thể bán cho SSI với giá niêm yết trên website rất minh bạch. Đây chính là các điểm vượt trội của sản phẩm S-BOND so với các trái phiếu khác trên thị trường.
Theo đó, doanh nghiệp bất cứ ngành nào, miễn là có tình hình tài chính tốt, phù hợp với tiêu chí đầu tư của SSI, bản thân SSI có thể đầu tư trái phiếu của họ, thì SSI có thể xây dựng đưa vào S-BOND. Việc đa dạng hóa danh mục trái phiếu thuộc S-BOND sẽ giúp NĐT có nhiều lựa chọn, tránh đầu tư tập trung vào một ngành nghề bất kỳ.
Ngày 23/7 vừa qua, SSI công bố phân phối trái phiếu Gelex 2020 với khối lượng chào bán 400 tỷ đồng và sắp tới (dự kiến 5/8) sẽ là trái phiếu Taseco 2020 với khối lượng chào bán 100 tỷ đồng.
Cụ thể, với trái phiếu Gelex 2020 của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam (GEX), tổng phân phối 4.000 trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, không chuyển đổi và có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (VCW) – doanh nghiệp kinh doanh nước sạch cung cấp nước cho khu vực phía tây Hà Nội.
Tỷ lệ tài sản đảm bảo được duy trì tối thiểu 170% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành. Trái phiếu Gelex có lãi suất danh nghĩa 10%/năm (cho 2 năm đầu) và trung bình lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của 4 Ngân hàng quốc doanh + 3,5% cho năm thứ 3, lợi suất đầu tư 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.
Với trái phiếu Taseco 2020 của CTCP Dịch vụ Hàng không Thăng Long là trái phiếu không chuyển đổi, có kỳ hạn 12 tháng, có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco. Tỷ lệ tài sản đảm bảo duy trì tối thiểu 180% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, lợi suất đầu tư 9,5%/năm. Trong đợt này, SSI phân phối 100 tỷ đồng trái phiếu Taseco 2020, tổng khối lượng 1.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.
SSI cho biết, nhà đầu tư khi có nhu cầu hoàn toàn có thể bán cho SSI với giá niêm yết minh bạch. SSI cũng là đơn vị quản lý tài sản đảm bảo cho nhà đầu tư và có thể xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn và lãi suất cho nhà đầu tư khi cần thiết.
Trước đó, SSI cũng là đơn vị phân phối trái phiếu của CTCP EuroWindow Holding – lãi suất 11%/năm, trái phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Thăng Long - Taseco 2019 – lãi suất 10.5%/năm và trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Con Cưng – lãi suất 11%/năm. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu kỹ hơn về danh mục Trái phiếu S-Bond tại đây.