Hiệu quả từ các Tổ Công nghệ số cộng đồng

Tổ công nghệ số cộng đồng có sứ mệnh hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và là nguồn động lực của chuyển đổi số. Trên hành trình đó, tổ công nghệ số cộng đồng có sứ mệnh hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Nằm cách cách Cột cờ Lũng Cú tầm 1km, làng Lô Lô Chải là nơi sinh sống với hơn 90% là bà con người dân tộc Lô Lô. Từ khi công tác chuyển đổi số được triển khai, anh Sình Dỉ Gai - đồng bào Lô Lô, Trưởng thôn Lô Lô Chải, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường xuyên cùng các đồng chí lãnh đạo trong thôn tích cực tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh homestay áp dụng công nghệ số để quảng bá và bán phòng. Từ đó, diện mạo làng Lô Lô Chải dường như đã khoác lên mình tấm áo mới. Anh Sình Dỉ Gai cho biết.

Anh Sình Dỉ Gai - Trưởng thôn Lô Lô Chải, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Anh Sình Dỉ Gai - Trưởng thôn Lô Lô Chải, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Với gần 4.300 Tổ Công nghệ số cộng đồng, 14.700 thành viên của các tổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giúp bà con nhân dân thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng công nghệ trong công việc, đời sống hằng ngày. Ông Vũ Đình Kịp, cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ CNSCĐ khu phố 4 phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, các thành viên của Tổ đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà", triển khai linh hoạt, phù hợp với tình hình địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động của chương trình chuyển đổi số.

Ông Vũ Đình Kịp, cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ CNSCĐ khu phố 4 phường Lam Sơn,thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Vũ Đình Kịp, cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ CNSCĐ khu phố 4 phường Lam Sơn,thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Tổ CNSCĐ mang tính toàn dân, đặc trưng, là cách làm khác biệt của Việt Nam, và làm tiền đề cho những cách làm quyết liệt, tạo kết quả đột phá về chuyển đổi số trong tương lai. Từ mô hình phát triển đơn lẻ tại địa phương, đến nay Tổ công nghệ số cộng đồng đã hình thành một mạng lưới rộng khắp cả nước. Đến nay 100% xã, phường trên cả nước đã thành lập tổ CNSCĐ với hơn 93.524 tổ CNSCĐ cấp thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư và 457.820 hình thành mạng lưới rộng khắp cả nước, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho công tác chuyển đổi số quốc gia.

Thu Trang

Nguồn Chính Phủ: https://media.chinhphu.vn/hieu-qua-tu-cac-to-cong-nghe-so-cong-dong-102241015113406287.htm