Hình ảnh đặc biệt bên trong tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc'

Tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' - biểu tượng của tình đoàn kết 2 miền Bắc - Nam đã hoàn thiện, trong khoang tàu có khoảng 400 tài liệu, hiện vật... vô cùng đặc biệt.

 Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

 Những ngày tháng này của 70 năm trước, sau Hiệp định Genève 1954, Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài gần một thập kỷ.

Những ngày tháng này của 70 năm trước, sau Hiệp định Genève 1954, Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài gần một thập kỷ.

 Những năm sau 1954, Sầm Sơn (Thanh Hóa) khi đó là một trong những địa điểm tập kết quan trọng, nơi nhiều tàu chở cán bộ, bộ đội, học sinh và các gia đình từ miền Nam ra Bắc, ghi dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Những năm sau 1954, Sầm Sơn (Thanh Hóa) khi đó là một trong những địa điểm tập kết quan trọng, nơi nhiều tàu chở cán bộ, bộ đội, học sinh và các gia đình từ miền Nam ra Bắc, ghi dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 Những con tàu tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và lòng quyết tâm của triệu người dân Việt Nam.

Những con tàu tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển, mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và lòng quyết tâm của triệu người dân Việt Nam.

 Cán bộ, chiến sĩ, học sinh và các gia đình khi đó tạm thời rời xa miền Nam yêu dấu để lên đường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Cán bộ, chiến sĩ, học sinh và các gia đình khi đó tạm thời rời xa miền Nam yêu dấu để lên đường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

 Nhiều người trên các chuyến tàu tập kết ra Bắc ngày đó từng chia sẻ, hình ảnh những con tàu cập bến tại Sầm Sơn khi đó đã luôn gợi nhắc về giai đoạn lịch sử đầy thách thức và gian khó mà dân tộc Việt Nam đã trải qua.

Nhiều người trên các chuyến tàu tập kết ra Bắc ngày đó từng chia sẻ, hình ảnh những con tàu cập bến tại Sầm Sơn khi đó đã luôn gợi nhắc về giai đoạn lịch sử đầy thách thức và gian khó mà dân tộc Việt Nam đã trải qua.

 Những con tàu tập kết ra Bắc không đơn thuần là chuyên chở cán bộ, chiến sĩ, học sinh... từ miền Nam ra miền Bắc, mà còn chở cả những hy vọng, niềm tin sắt đá, tin tưởng vào tương lai tươi sáng đất nước sẽ sớm thống nhất, non sông liền một dải.

Những con tàu tập kết ra Bắc không đơn thuần là chuyên chở cán bộ, chiến sĩ, học sinh... từ miền Nam ra miền Bắc, mà còn chở cả những hy vọng, niềm tin sắt đá, tin tưởng vào tương lai tươi sáng đất nước sẽ sớm thống nhất, non sông liền một dải.

 Niềm tin đó đã trở thành hiện thực khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Niềm tin đó đã trở thành hiện thực khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Ngày nay, đến với tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc” ở Sầm Sơn, du khách còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng về những chuyến tàu chở đầy khát vọng, niềm tin.

Ngày nay, đến với tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc” ở Sầm Sơn, du khách còn được lắng nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng về những chuyến tàu chở đầy khát vọng, niềm tin.

 Những chuyến tàu tập kết ấy đã góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của đất nước.

Những chuyến tàu tập kết ấy đã góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của đất nước.

 Đối với người dân Sầm Sơn nói riêng và người dân Thanh Hóa nói chung, sự kiện “Con tàu tập kết ra Bắc” luôn được nhắc lại như một phần lịch sử không thể thiếu.

Đối với người dân Sầm Sơn nói riêng và người dân Thanh Hóa nói chung, sự kiện “Con tàu tập kết ra Bắc” luôn được nhắc lại như một phần lịch sử không thể thiếu.

 Đó cũng là một minh chứng cho sức mạnh của lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của dân tộc, nhân dân Việt Nam, là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam thủy chung, son sắt.

Đó cũng là một minh chứng cho sức mạnh của lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của dân tộc, nhân dân Việt Nam, là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam thủy chung, son sắt.

 Sau 2 năm thi công, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thiện trước Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

Sau 2 năm thi công, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thiện trước Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" thuộc phân khu A của dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Công trình được đầu tư xây dựng từ tháng 8-2022, kinh phí khoảng 80 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Thanh Hóa và xã hội hóa.

 Nhân dịp này, tỉnh Thanh Hóa cũng phối hợp với Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương 1954-1975 xây dựng "Không gian trưng bày tư liệu, hiện vật về đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc".

Nhân dịp này, tỉnh Thanh Hóa cũng phối hợp với Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương 1954-1975 xây dựng "Không gian trưng bày tư liệu, hiện vật về đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc".

 Bên trong khoang tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc” là nơi trưng bày khoảng 400 tài liệu, tư liệu hiện vật, kỷ vật và hình ảnh quý giá, liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sinh sống, học tập, công tác và làm việc trên đất Bắc từ năm 1954, được Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa sưu tầm trong nhiều năm qua.

Bên trong khoang tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc” là nơi trưng bày khoảng 400 tài liệu, tư liệu hiện vật, kỷ vật và hình ảnh quý giá, liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sinh sống, học tập, công tác và làm việc trên đất Bắc từ năm 1954, được Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa sưu tầm trong nhiều năm qua.

 Các tư liệu, hiện vật được sắp xếp thành 6 chủ đề chính tập trung giới thiệu về tinh thần đón tiếp chu đáo, tận tình của đồng bào miền Bắc đối với đồng bào miền Nam tại Sầm Sơn và trên đất Bắc; đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam, trưởng thành trong lao động, học tập, công tác, chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị lực lượng giải phóng miền Nam…

Các tư liệu, hiện vật được sắp xếp thành 6 chủ đề chính tập trung giới thiệu về tinh thần đón tiếp chu đáo, tận tình của đồng bào miền Bắc đối với đồng bào miền Nam tại Sầm Sơn và trên đất Bắc; đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam, trưởng thành trong lao động, học tập, công tác, chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị lực lượng giải phóng miền Nam…

 Với nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử có giá trị, sau khi đưa vào hoạt động, không gian trưng bày này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ về giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Với nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử có giá trị, sau khi đưa vào hoạt động, không gian trưng bày này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ về giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

 Những tư liệu, kỷ vật vô giá trưng bày bên trong khoang "Con tàu tập kết ra Bắc"

Những tư liệu, kỷ vật vô giá trưng bày bên trong khoang "Con tàu tập kết ra Bắc"

Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm chính thức diễn ra vào ngày 27-10, cùng với đó là nghi thức cắt băng khánh thành công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, từ ngày 25-9-1954 đến ngày 1-5-1955, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp 7 đợt, với 1.869 thương bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc.

Chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa khi đó đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về nơi ăn chốn ở, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Bài&ảnh: ĐẶNG TRUNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/hinh-anh-dac-biet-ben-trong-tuong-dai-con-tau-tap-ket-ra-bac-post816404.html