Siêu trăng hồng diễn ra vào tối 7/4 ở nhiều khu vực trên thế giới và đạt đỉnh vào rạng sáng 8/4. (Ảnh: PA)
Siêu trăng hồng xảy ra khi trăng tròn gần trùng với cận điểm (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo Mặt Trăng), khiến nó trông lớn và sáng hơn bình thường. (Ảnh: Reuters)
Cái tên "siêu trăng hồng" không liên quan tới màu sắc của nó mà có liên quan tới một loại hoa dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ tên là "phlox subulata", có màu hồng rực rỡ và là dấu hiệu phổ biến của mùa xuân. (Ảnh: PA)
Đây là lần thứ 3 siêu trăng xuất hiện trong năm. Các hiện tượng siêu trăng trước đó được ghi nhận vào 9/2 và 10/3. Siêu trăng cuối cùng trong năm sẽ xuất hiện vào ngày 7/5 tới đây. (Ảnh: Reuters)
So với trăng tròn bình thường, siêu trăng có kích thước lớn hơn từ 7 đến 14% và sáng hơn 30%. Với siêu trăng hồng lần này, nó lớn hơn 7% và sáng hơn 15% so với trăng tròn bình thường. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng hồng mọc lên phía sau một tòa tháp ở London. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng xuất hiện sau cột đèn giao thông ở Vienna, Áo. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng "núp" phía sau một tòa chung cư ở Gateshead, Anh. (Ảnh: PA)
Siêu trăng quan sát từ thành phố Venice, Italy. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng hồng được chụp lại từ một địa điểm khác ở Venice, Italy. (Ảnh: Reuters)
Song Hy (Nguồn: Standard)