Hình hài 3 TP Tây, Nam, Bắc thuộc TP.HCM trong tương lai

Theo đề xuất, cùng với TP Thủ Đức hiện hữu, ba TP Tây, Nam, Bắc sẽ hợp cùng trung tâm lõi TP.HCM thành năm vùng đô thị trọng điểm của TP.HCM tương lai.

 Liên danh tư vấn gồm Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity vừa có báo cáo giữa kỳ Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 gửi UBND TP.HCM. Theo đó, định hướng phát triển TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình TP đa tâm, bao gồm bốn TP trực thuộc bao quanh vùng lõi trung TP hiện hữu. Các TP này là TP phía Nam, TP phía Bắc, TP phía Tây, TP phía Đông (TP Thủ Đức, TP.HCM).

Liên danh tư vấn gồm Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity vừa có báo cáo giữa kỳ Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 gửi UBND TP.HCM. Theo đó, định hướng phát triển TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình TP đa tâm, bao gồm bốn TP trực thuộc bao quanh vùng lõi trung TP hiện hữu. Các TP này là TP phía Nam, TP phía Bắc, TP phía Tây, TP phía Đông (TP Thủ Đức, TP.HCM).

 Năm vùng TP.HCM được chia theo số thứ tự từ 1 đến 5. TP phía Tây tương ứng số 3. TP phía Tây gồm: khu vực Tân Nhựt - Lê Minh Xuân, khu vực nằm giữa Quốc lộ 1 và đường Tân Tạo Chợ Đệm, khu Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Lợi – Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Túc, phía Nam đường vành đai 3. TP Tây chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, được chia thành bốn khu 3.1, 3.2. 3.3, 3.4.

Năm vùng TP.HCM được chia theo số thứ tự từ 1 đến 5. TP phía Tây tương ứng số 3. TP phía Tây gồm: khu vực Tân Nhựt - Lê Minh Xuân, khu vực nằm giữa Quốc lộ 1 và đường Tân Tạo Chợ Đệm, khu Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Lợi – Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Túc, phía Nam đường vành đai 3. TP Tây chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, được chia thành bốn khu 3.1, 3.2. 3.3, 3.4.

 Định hướng đến năm 2040, khu vực chính TP Tây là khu Tân Kiên (Vùng 3.2 thuộc Bình Chánh, TP.HCM). Khu này hiện trạng là một khu có mật độ dân số còn khá thưa nhưng vị trí là nút giao thông trọng yếu nhất về phía Tây với đủ các tuyến đường thủy, bộ, đường sắt. Vì vậy trong tương lai có thể trở thành khu trung tâm của phía tây, TP.HCM. Về cơ bản, khu đô thị mới Tân Kiên là một TOD lớn, xung quanh ga Tân Kiên và các nút giao thông chính đường bộ. Tính chất chính ở đây là một vùng ở mật độ cao, giá cả phải chăng cho lượng lớn người dân nhập cư từ các tỉnh phía Tây.

Định hướng đến năm 2040, khu vực chính TP Tây là khu Tân Kiên (Vùng 3.2 thuộc Bình Chánh, TP.HCM). Khu này hiện trạng là một khu có mật độ dân số còn khá thưa nhưng vị trí là nút giao thông trọng yếu nhất về phía Tây với đủ các tuyến đường thủy, bộ, đường sắt. Vì vậy trong tương lai có thể trở thành khu trung tâm của phía tây, TP.HCM. Về cơ bản, khu đô thị mới Tân Kiên là một TOD lớn, xung quanh ga Tân Kiên và các nút giao thông chính đường bộ. Tính chất chính ở đây là một vùng ở mật độ cao, giá cả phải chăng cho lượng lớn người dân nhập cư từ các tỉnh phía Tây.

 TP phía Bắc, TP.HCM (vùng 4) gồm Khu vực phía Tây Nam huyện Hóc Môn, TP.HCM khu vực nằm trong Quốc lộ 1A, 22, đường Lê Văn Khương thuộc quận 12, huyện Hóc Môn, trung tâm Hóc Môn, phía Tây Hóc Môn, trung tâm phát triển mới quận 12 – huyện Hóc Môn, phía Tây đường Vành đai 3 (TP.HCM), khu đô thị hiện hữu Củ Chi, Tây Nam-Đông Nam Củ Chi, khu sinh thái Củ Chi, công viên sinh thái lâm nghiệp, công nghiệp Củ Chi, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, Đông Bắc Củ Chi.

TP phía Bắc, TP.HCM (vùng 4) gồm Khu vực phía Tây Nam huyện Hóc Môn, TP.HCM khu vực nằm trong Quốc lộ 1A, 22, đường Lê Văn Khương thuộc quận 12, huyện Hóc Môn, trung tâm Hóc Môn, phía Tây Hóc Môn, trung tâm phát triển mới quận 12 – huyện Hóc Môn, phía Tây đường Vành đai 3 (TP.HCM), khu đô thị hiện hữu Củ Chi, Tây Nam-Đông Nam Củ Chi, khu sinh thái Củ Chi, công viên sinh thái lâm nghiệp, công nghiệp Củ Chi, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, Đông Bắc Củ Chi.

 Điểm mạnh quan trọng nhất của khu vực này là cấu trúc hai sông hai bên và hệ thống mạch xanh kết nối giữa hai sông. Đồng thời còn nhiều quỹ đất nông nghiệp (hơn 600ha), có tiềm năng hình thành một tiểu vùng đô thị sinh thái - một trung tâm việc làm và đô thị mới quan trọng ở phía Bắc của TP.HCM. Trong đó bao gồm khu vực đô thị trung tâm ở lõi và kết hợp với một cấu trúc đô thị rất đặc biệt là những dải xanh xen lẫn dải đô thị cao cấp, mật độ thấp và một số điểm trung tâm đỏ nhỏ dọc sông Sài Gòn.

Điểm mạnh quan trọng nhất của khu vực này là cấu trúc hai sông hai bên và hệ thống mạch xanh kết nối giữa hai sông. Đồng thời còn nhiều quỹ đất nông nghiệp (hơn 600ha), có tiềm năng hình thành một tiểu vùng đô thị sinh thái - một trung tâm việc làm và đô thị mới quan trọng ở phía Bắc của TP.HCM. Trong đó bao gồm khu vực đô thị trung tâm ở lõi và kết hợp với một cấu trúc đô thị rất đặc biệt là những dải xanh xen lẫn dải đô thị cao cấp, mật độ thấp và một số điểm trung tâm đỏ nhỏ dọc sông Sài Gòn.

 Khu đô thị trung tâm (4.3) của TP phía Bắc trong tương lai có một số thay đổi lớn. Đó là đê (đường bờ bao) dọc theo Kênh Xáng, đường vành đai 3, đường cao tốc Mộc bài, giao thông công cộng, đường sắt... sẽ khiến khu vực này trở thành hub TOD quan trọng nhất ở phía Bắc thành phố. Từ đó định hướng đây sẽ là một “hub” TOD, với tính chất là đa năng, chủ yếu tập trung vào thương mại dịch vụ, công nghệ cao, y tế giáo dục, văn hóa thể thao, cây xanh cảnh quan công cộng.

Khu đô thị trung tâm (4.3) của TP phía Bắc trong tương lai có một số thay đổi lớn. Đó là đê (đường bờ bao) dọc theo Kênh Xáng, đường vành đai 3, đường cao tốc Mộc bài, giao thông công cộng, đường sắt... sẽ khiến khu vực này trở thành hub TOD quan trọng nhất ở phía Bắc thành phố. Từ đó định hướng đây sẽ là một “hub” TOD, với tính chất là đa năng, chủ yếu tập trung vào thương mại dịch vụ, công nghệ cao, y tế giáo dục, văn hóa thể thao, cây xanh cảnh quan công cộng.

 TP phía Nam (vùng 5), TP.HCM là khu vực phía Nam kênh Đôi, phía Đông sông Cần Giuộc đến rạch Ông Lớn, quận 7, phía Tây đường Nguyễn Hữu Thọ, phía Đông đường Nguyễn Hữu Thọ, khu Long Thới, Hiệp Phước, Bình Khánh, khu đô thị gắn với cảng Bình Khánh, khu sinh thái nông nghiệp - du lịch, khu đô thị Cần Thạnh, khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

TP phía Nam (vùng 5), TP.HCM là khu vực phía Nam kênh Đôi, phía Đông sông Cần Giuộc đến rạch Ông Lớn, quận 7, phía Tây đường Nguyễn Hữu Thọ, phía Đông đường Nguyễn Hữu Thọ, khu Long Thới, Hiệp Phước, Bình Khánh, khu đô thị gắn với cảng Bình Khánh, khu sinh thái nông nghiệp - du lịch, khu đô thị Cần Thạnh, khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

 Định hướng chiến lược đây sẽ là một khu đô thị công nghệ cao, công nghệ thông tin, dựa vào sự phát triển ven sông Sài Gòn và khu vực Phú Mỹ Hưng mở rộng, dọc theo tuyến Nguyễn Văn Linh là cấu trúc đô thị xen lẫn các mảng chức năng đặc thù, quy mô thành phố và vùng miền Nam với nguồn khách chủ yếu từ phía Tây và một phần từ phía Tây Bắc xuống theo vành đai 3...

Định hướng chiến lược đây sẽ là một khu đô thị công nghệ cao, công nghệ thông tin, dựa vào sự phát triển ven sông Sài Gòn và khu vực Phú Mỹ Hưng mở rộng, dọc theo tuyến Nguyễn Văn Linh là cấu trúc đô thị xen lẫn các mảng chức năng đặc thù, quy mô thành phố và vùng miền Nam với nguồn khách chủ yếu từ phía Tây và một phần từ phía Tây Bắc xuống theo vành đai 3...

 Khu vực lõi trung tâm TP.HCM (vùng 1), định hướng phát triển của khu này vẫn sẽ là một khu mang tính chất biểu tượng, hành chính, ngoại giao, trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp và là điểm đến du lịch cũng như nơi ở có khả năng hấp dẫn nhóm tinh hoa, du khách nước ngoài...

Khu vực lõi trung tâm TP.HCM (vùng 1), định hướng phát triển của khu này vẫn sẽ là một khu mang tính chất biểu tượng, hành chính, ngoại giao, trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp và là điểm đến du lịch cũng như nơi ở có khả năng hấp dẫn nhóm tinh hoa, du khách nước ngoài...

 Chiến lược phát triển khu vực này cốt lõi ở việc kết hợp bảo tồn di sản với phát triển thật hiệu quả các khu đất có tiềm năng chuyển đổi, tạo động lực phát triển mới cho vùng lõi - được đánh giá là những khu “đất vàng”. Khu vực Bình Thạnh - đô thị lịch sử Gia Định và đô thị mới ven sông Sài Gòn (vùng 1.3, lõi TP.HCM), điểm mấu chốt của khu vực này là tăng cường liên kết giữa khu mới và khu cũ để phát huy thế mạnh của cả hai, bổ trợ cho nhau và tăng cường không gian xanh, không gian công cộng cũng như kết nối xuyên suốt bên trong vùng cũ.

Chiến lược phát triển khu vực này cốt lõi ở việc kết hợp bảo tồn di sản với phát triển thật hiệu quả các khu đất có tiềm năng chuyển đổi, tạo động lực phát triển mới cho vùng lõi - được đánh giá là những khu “đất vàng”. Khu vực Bình Thạnh - đô thị lịch sử Gia Định và đô thị mới ven sông Sài Gòn (vùng 1.3, lõi TP.HCM), điểm mấu chốt của khu vực này là tăng cường liên kết giữa khu mới và khu cũ để phát huy thế mạnh của cả hai, bổ trợ cho nhau và tăng cường không gian xanh, không gian công cộng cũng như kết nối xuyên suốt bên trong vùng cũ.

KIÊN CƯỜNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/hinh-hai-3-tp-tay-nam-bac-thuoc-tphcm-trong-tuong-lai-post764298.html