Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

Sáng nay (4/10), tại Tuyên Quang diễn ra hội thảo gắn với nội dung ứng dụng chuyển đổi số công nghiệp nông thôn trong tình hình mới.

“Nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tình hình mới” – là chủ đề Hội thảo do Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang phối hợp tổ chức…

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại Hội thảo

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại Hội thảo

Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương thuộc UBND các huyện, thành phố; UBND một số xã, thị trấn; các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa là một tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành của Bộ Công Thương trong lĩnh vực điện tử, tin học, tự động hóa với mong muốn cung cấp, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn kiến thức về quá trình chuyển đổi số.

Ông Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa phát biểu nhận mạnh vai trò của chuyển đổi số

Ông Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa phát biểu nhận mạnh vai trò của chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Mạnh Hà - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa - nhấn mạnh, trong thời đại hiện nay, cụm từ “chuyển đổi số” đã trở lên quen thuộc với mọi người dân. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của chuyển đổi số, tác động đến mọi ngành nghề, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh…

T.S Trần Anh Quân - Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp truyền đạt và trao đổi với các đại biểu tham dự Hội thảo

T.S Trần Anh Quân - Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp truyền đạt và trao đổi với các đại biểu tham dự Hội thảo

Gần 100 đại biểu từ các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tuyên Quang tham dự Hội thảo

Gần 100 đại biểu từ các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tuyên Quang tham dự Hội thảo

Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội thảo này với mục tiêu cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn địa phương những kiến thức sâu về quản trị sản xuất và các mô hình quản trị tại doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả và hạn chế lãng phí trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong tình hình mới. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn có các thông tin và giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các cơ sở, doanh nghiệp…

Hội thảo gồm 4 chuyên đề chính: Những nét lớn trong quá trình chuyển đổi số của thế giới; Yêu cầu và đòi hỏi về chuyển đổi số đối với nền kinh tế Việt Nam; Xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam và các giải pháp chuyển đổi số. Các nội dung trên được T.S Trần Anh Quân - Công ty CP Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp - truyền đạt và trao đổi với các đại biểu tham dự…

 MobiFone giới thiệu hệ sinh thái chuyển đổi số, trong đó tập trung với lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tại Hội thảo

MobiFone giới thiệu hệ sinh thái chuyển đổi số, trong đó tập trung với lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tại Hội thảo

Để giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số cụ thể, Ban tổ chức đã phối hợp cùng Tổng công ty Viễn thông MobiFone giới thiệu hệ sinh thái chuyển đổi số, trong đó tập trung với lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp, công nghiệp nông thôn… với giải pháp mobiAgri, cùng nhiều giải pháp hữu ích khác.

Tại hội thảo, các học viên được tư vấn nghiên cứu, phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, chuyển đổi mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho đơn vị. Từ đó, nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tình hình mới, phát triển cơ sở trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Linh Nhi - Hiếu Lê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ho-tro-co-so-cong-nghiep-nong-thon-tai-tuyen-quang-chuyen-doi-so-350226.html