Hòa Bình: Độc đáo nghề làm 'giấy thiêng' của người Mông

Từ bao đời nay, người Mông tại xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) vẫn luôn duy trì kỹ thuật làm giấy độc đáo từ cây giang.

Giấy giang là một loại giấy đặc biệt của đồng bào dân tộc Mông ở Pà Cò, Hang Kia. Loại giấy này được sáng tạo ra không chỉ dùng để viết, sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng mà còn để trang trí, tạo nên nét văn hóa đặc sắc trong không gian ngôi nhà của người Mông. Theo ông Khạ A Hờ (69 tuổi, người có uy tín ở xóm Thung Ằng, xã Hang Kia) thì giấy giang được coi như là thứ giấy linh thiêng của đồng bào Mông. Ảnh: Lê Bích.

Giấy giang là một loại giấy đặc biệt của đồng bào dân tộc Mông ở Pà Cò, Hang Kia. Loại giấy này được sáng tạo ra không chỉ dùng để viết, sử dụng trong các nghi lễ, tín ngưỡng mà còn để trang trí, tạo nên nét văn hóa đặc sắc trong không gian ngôi nhà của người Mông. Theo ông Khạ A Hờ (69 tuổi, người có uy tín ở xóm Thung Ằng, xã Hang Kia) thì giấy giang được coi như là thứ giấy linh thiêng của đồng bào Mông. Ảnh: Lê Bích.

Nguyên liệu làm giấy được lấy từ cây giang và phải lựa những cây giang “bánh tẻ”. Cây giang được chẻ nhỏ, nấu cùng tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó cho vào tải và thùng ủ. Ảnh: Lê Bích.

Nguyên liệu làm giấy được lấy từ cây giang và phải lựa những cây giang “bánh tẻ”. Cây giang được chẻ nhỏ, nấu cùng tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó cho vào tải và thùng ủ. Ảnh: Lê Bích.

Khi giang mềm, người dân sẽ đem ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt các thứ xơ bỏ ra ngoài. Nước giang (bột giấy) được hòa vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.

Khi giang mềm, người dân sẽ đem ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt các thứ xơ bỏ ra ngoài. Nước giang (bột giấy) được hòa vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.

Từ nước giang được lọc, người dân sẽ dùng gáo múc từng gáo bột giấy và dàn đều trên mặt vải. Đây là khâu tương đối khó, đòi hỏi người làm giấy phải có kinh nghiệm để có được tờ giấy đẹp, chất lượng. Bà Sùng Thị Mý (xã Pà Cò) cho biết, người làm phải đưa đều tay để bột giấy trải đều trên mặt vải, tránh bị vón cục ảnh hưởng đến chất lượng giấy sau này.

Từ nước giang được lọc, người dân sẽ dùng gáo múc từng gáo bột giấy và dàn đều trên mặt vải. Đây là khâu tương đối khó, đòi hỏi người làm giấy phải có kinh nghiệm để có được tờ giấy đẹp, chất lượng. Bà Sùng Thị Mý (xã Pà Cò) cho biết, người làm phải đưa đều tay để bột giấy trải đều trên mặt vải, tránh bị vón cục ảnh hưởng đến chất lượng giấy sau này.

Mặt vải làm giấy cũng phải căng đều, không được trùng, thủng để bột giấy có thể bám đều trên đó. Chính vì thế, trước khi làm giấy giang, người dân tộc Mông đều phải kiểm tra lại độ trùng của khung và mặt vải.

Mặt vải làm giấy cũng phải căng đều, không được trùng, thủng để bột giấy có thể bám đều trên đó. Chính vì thế, trước khi làm giấy giang, người dân tộc Mông đều phải kiểm tra lại độ trùng của khung và mặt vải.

Khi bột giấy đã dàn đều, người làm dựng khung nghiêng theo hướng ánh nắng mặt trời để phơi giấy cho khô. Thông thường, với thời tiết nắng to, mỗi khung giấy sẽ mất khoảng 3 - 4 tiếng để phơi.

Khi bột giấy đã dàn đều, người làm dựng khung nghiêng theo hướng ánh nắng mặt trời để phơi giấy cho khô. Thông thường, với thời tiết nắng to, mỗi khung giấy sẽ mất khoảng 3 - 4 tiếng để phơi.

Địa điểm phơi giấy giang có thể là bất cứ đâu miễn là có ánh sáng để làm khô giấy.

Địa điểm phơi giấy giang có thể là bất cứ đâu miễn là có ánh sáng để làm khô giấy.

Giấy khô thì dùng vật mỏng, không được sắc gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên, vậy là hoàn thành việc làm giấy giang. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu vàng tươi đẹp mắt.

Giấy khô thì dùng vật mỏng, không được sắc gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên, vậy là hoàn thành việc làm giấy giang. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu vàng tươi đẹp mắt.

Nhiều gia đình ở Pà Cò, Hang Kia bên cạnh việc làm giấy giang để phục vụ cuộc sống hằng ngày, các dịp lễ, tết họ còn sản xuất giấy giang để bán tạo ra thu nhập ổn định. 1 tờ giấy giang có giá từ 20 - 30 ngàn đồng. Nhiều homestay ở Pà Cò, Hang Kia còn giới thiệu các công đoạn làm giấy giang như một cách để thu hút khách du lịch ưa khám phá văn hóa.

Nhiều gia đình ở Pà Cò, Hang Kia bên cạnh việc làm giấy giang để phục vụ cuộc sống hằng ngày, các dịp lễ, tết họ còn sản xuất giấy giang để bán tạo ra thu nhập ổn định. 1 tờ giấy giang có giá từ 20 - 30 ngàn đồng. Nhiều homestay ở Pà Cò, Hang Kia còn giới thiệu các công đoạn làm giấy giang như một cách để thu hút khách du lịch ưa khám phá văn hóa.

Tại các phiên chợ ở Pà Cò, Hang Kia, người ta có thể dễ dàng thấy giấy giang được bày bán bên cạnh nhiều mặt hàng khác.

Tại các phiên chợ ở Pà Cò, Hang Kia, người ta có thể dễ dàng thấy giấy giang được bày bán bên cạnh nhiều mặt hàng khác.

Nguyễn Tuấn Khang

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/hoa-binh-doc-dao-nghe-lam-giay-thieng-cua-nguoi-mong-20231111221208009.htm