Hoa Lư đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Những năm qua, huyện Hoa Lư luôn chú trọng đẩy mạnh quy hoạch và phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhờ đó, lĩnh vực CN – TTCN trên địa bàn luôn phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá.

Làm hàng thêu tại xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ảnh: Đức Lam

Từ đâùnăm đến nay, giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện Hoa Lư tiếp tục tăngtrưởng khá, ước đạt 636 tỷ 375 triệu đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó:Doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt gần 446 tỷ đồng; doanh nghiệp nhà nước đạt trên31 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 117 tỷ đồng…

Các sản phẩmCN, TTCN tăng chủ yếu là các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của huyện như đámỹ nghệ, thêu ren, các sản phẩm may mặc, phân bón, xi măng clanke, vật liệu xâydựng.

Hiệntoàn huyện có trên 250 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp vàtrên 700 hộ gia đình trực tiếp sản xuất đá mỹ nghệ, thu hút và tạo việc làm chotrên 5.200 lao động thường xuyên và hơn 4.000 lao động thời vụ, với mức thunhập bình quân khoảng 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnhlàng nghề đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Ninh Hải có hơn 10 doanh nghiệp vàtrên 500 hộ gia đình làm thêu ren, đã thu hút được trên 600 lao động thườngxuyên và hơn 2.000 lao động thời vụ, với mức thu nhập từ 3,5 đến 5 triêụđồng/người/tháng.

Để duytrì, bảo tồn và tiếp tục phát triển nghề truyền thống, thời gian qua, huyện đãban hành nhiều chính sách ưu tiên đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyềnthống như làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, làng nghề thêu Ninh Hải, làmchăn bông Ninh Mỹ, các cơ sở may xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng; tiếptục đầu tư hoàn thiện giai đoạn 2 cụm công nghiệp Ninh Vân, khu dịch vụ sảnxuất, kinh doanh tại xã Ninh An, Ninh Vân.

Cùng với đó Hoa Lư đã đẩy mạnh cải cách hànhchính, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp; đẩy nhanh tiếnđộ quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ, thương mại. Tổ chức thực hiệnnghiêm túc quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, gắn pháttriển CN – TTCN với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và pháttriển du lịch, qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển CN - TTCN một cách bềnvững.

Công tácđào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai tích cực, đảm bảo lao độngsau khi đào tạo có việc làm với mức lương ổn định. Bên cạnh đó, khuyến khích,tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn, nhấtlà các nghề đá mỹ nghệ, thêu, may mặc.

Trongthời gian tới, để CN- TTCN phát triển, huyện tiếp tục quan tâm nắm bắt tìnhhình kinh tế để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ cở hạ tầng khu làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vângiai đoạn 2 để thu hút các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ vào hoạt động tập trung.Đồng thời, tăng cường công tác thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các doanhnghiệp, cơ sở sản xuất CN – TTCN trên địa bàn huyện tiếp tục đầu tư mở rộng quymô, công suất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

MinhNgọc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hoa-lu-day-manh-phat-trien-cong-nghiep-tieu-thu-cong-nghiep-2019101804594021p2c22.htm