Học bổng Tay cộng tay: Trao cho em giấc mơ đến trường
Cặm cụi làm xong bài tập về nhà, Toàn tranh thủ bắc nồi cơm lên bếp rồi loay hoay ra vườn tưới rau. Không may mắn như bao bạn bè đồng trang lứa, cuộc sống của em chịu nhiều thiệt thòi. Cha mẹ ly hôn từ bé. Gia đình bên nội cũng chẳng liên lạc. Mẹ em lại quyết định tiến thêm bước nữa. Nơi dựa duy nhất của Toàn lúc này là bà ngoại. Đáng buồn thay, bà em mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Hoàn cảnh của hai bà cháu vốn đã neo đơn nay lại càng thêm nhọc nhằn.
Ở tuổi 13, Toàn tự mình làm mọi việc trong gia đình. Từ chăm bà, nấu cơm, rửa bát, đến giặt giũ… tất cả đều được một tay em vun vén. Cuộc sống khó khăn buộc em phải trở nên kiên cường. Toàn học cách trưởng thành để làm điểm tựa cho bà và bước tiếp giấc mơ đến trường của chính mình.
Vươn tay giúp đỡ những mảnh đời khốn khó
Nguyễn Thái Toàn cùng bà ngoại sống trong một căn nhà nhỏ ở xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Em chia sẻ, nguồn thu chính của gia đình đến từ số tiền trợ cấp của nhà nước và vườn rau nhỏ sau nhà.
Mỗi ngày, ngoại trừ những lúc đến trường và làm việc nhà, Toàn lại dành thời gian cho vườn rau xanh. Mảnh vườn nhỏ với vài ba luống rau được em chăm sóc kỹ lưỡng, tươm tất.
Như bao bạn nhỏ khác, Toàn cũng có ước mơ của riêng mình. “Tương lai, em muốn trở thành bác sĩ. Em sẽ chăm trồng rau để kiếm tiền đi học”, em dõng dạc nói rồi cười hồn nhiên.
Có lẽ, với Toàn, mảnh vườn nhỏ không chỉ là nơi gia đình em kiếm thêm chút tiền mưu sinh ít ỏi, mà còn là chốn ấp ủ những hạt mầm mơ ước để hằng ngày chăm bẵm, em có thể vin vào nó mà tiếp tục cố gắng.
Câu chuyện của em Nguyễn Thái Toàn ở tỉnh Tiền Giang chỉ là một trong nhiều hoàn cảnh éo le được Quỹ giáo dục Tay cộng tay (Hands-on) biết đến và giúp đỡ. Giữa bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những hệ lụy nặng nề của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, khiến sản xuất nông nghiệp đình trệ, không ít gia đình vất vả ngược xuôi để chạy ăn từng bữa. Lúc này, chuyện học hành của con cái trở nên xa xỉ.
Giữa bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những hệ lụy nặng nề của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, khiến sản xuất nông nghiệp đình trệ, không ít gia đình vất vả ngược xuôi để chạy ăn từng bữa. Lúc này, chuyện học hành của con cái trở nên xa xỉ.
Điều kiện kinh tế khó khăn đã gián tiếp đẩy Đồng bằng sông Cửu Long vào tình trạng báo động về giáo dục khi toàn vùng có tỷ lệ trẻ em bỏ học cao nhất nước vào năm 2019 với gần 53.200 trẻ bỏ học. Hơn 46% học sinh trong đó đã phải bỏ dở con đường học hành từ lớp 9 để phụ giúp kinh tế gia đình.
Vừa học xong cấp hai, nhiều em nhỏ đã từ bỏ giấc mơ đến trường để sớm vùi đầu vào những công việc nặng nhọc. Quyết định trên đã tước đi cơ hội được học hành và phát triển của các em. Bên cạnh đó, việc thiếu định hướng cùng những khó khăn trong khâu tiếp cận thông tin và các tri thức cấp tiến cũng góp phần gây ra hiện tượng học sinh trong khu vực nghỉ học.
Thấu hiểu hoàn cảnh mà các em nhỏ sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải trải qua, tháng 5/2021, Quỹ giáo dục Tay cộng tay, một doanh nghiệp xã hội về giáo dục và trải nghiệm được thành lập với mục tiêu giúp mọi học sinh tiếp cận những điều kiện học tập tốt nhất.
Hướng đến giảm thiểu bất bình đẳng giáo dục
Với niềm tin về việc khơi dậy và thúc đẩy những hạt giống trong mỗi đứa trẻ nảy mầm một cách tự chủ, hạnh phúc bằng con đường giáo dục, quỹ đã trao học bổng cho các học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhằm hỗ trợ tài chính, cũng như giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện trên con đường học tập.
Dự án hỗ trợ cho học sinh về tài chính thông qua học bổng "Tay cộng tay" với 3 tiêu chí: năng lực học tập của các em ở mức khá đến giỏi; học sinh có nguy cơ phải tạm dừng việc học do hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, có ý chí, khao khát được đi học và mong muốn phát triển quê hương.
Từ năm 2021-2024, Quỹ giáo dục Tay cộng tay đã trao 270 suất học bổng với tổng kinh phí là 4,3 tỷ đồng. Mỗi suất học bổng trị giá khoảng 7,5 triệu đồng, bao gồm: học phí cho năm học hiện tại; bảo hiểm y tế cho học sinh và gia đình; thiết bị học tập (sách, vở, bút...) hoặc thiết bị điện tử (máy tính, gói kết nối internet).
Để trao những suất học bổng này tới đúng đối tượng, Quỹ giáo dục Tay cộng tay đã phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường và địa phương để có những thông tin chính xác. Đơn vị cũng sẽ tổ chức một buổi gặp mặt trực tiếp với các ứng viên xét duyệt học bổng với tên gọi: Ngày gặp gỡ. Tại đây, học sinh sẽ được chia sẻ những tâm tư và định hướng tương lai. Ngày gặp gỡ sẽ là cơ sở để Hands-on lựa chọn những học sinh phù hợp.
Ngoài ra, Quỹ giáo dục Tay cộng tay còn tập trung xây dựng các khóa học bồi dưỡng kiến thức, hướng nghiệp, kỹ năng và nhận thức nhằm thắp sáng những ước mơ và thôi thúc các em biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
Không chỉ hướng đến mục tiêu giảm thiểu bất bình đẳng giáo dục thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ em nông thôn tăng cường năng lực tự chủ và khả năng tiếp cận với nền tri thức cấp tiến, quỹ còn hướng đến việc phát triển tình yêu và lòng tự hào với quê hương, đất nước trong mỗi học sinh.
Từ năm 2021-2024, Quỹ giáo dục Tay cộng tay đã trao 270 suất học bổng với tổng kinh phí là 4,3 tỷ đồng. Mỗi suất học bổng trị giá khoảng 7,5 triệu đồng, bao gồm: học phí cho năm học hiện tại; bảo hiểm y tế cho học sinh và gia đình; thiết bị học tập (sách, vở, bút...) hoặc thiết bị điện tử (máy tính, gói kết nối internet).
Sau hơn 3 năm hoạt động, Quỹ giáo dục Tay cộng tay đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ bỏ học ở các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Học bổng không chỉ giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, mà còn tạo ra một hệ sinh thái giáo dục bền vững và lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội sâu rộng. Nhờ đó, các em tiếp tục được đi học, hoàn thành giấc đến trường và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
1. Ra mắt ấn phẩm “Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam” – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, VietnamPlus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, TikTok
Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize