Học sinh tiểu học 'bóc phốt' mẹ không thương tiếc khiến dân mạng cười ngất
Người mẹ sau khi đọc được bài văn 'bóc phốt' của con mình cũng phải khóc ròng vì không ngờ một ngày nào đó mình được 'đăng quang' theo cách lạ lẫm như thế.
Với độ tuổi tiểu học, giáo viên luôn khuyến khích các em phát triển tư duy một cách tự nhiên nhất. Đó cũng là lý do, trong các bài văn với đề tài gần gũi như tả về mẹ, về cha, về con vật hay cây cối xung quanh, giáo viên luôn muốn các học trò viết ra những gì mà các em quan sát thấy được.
Tuy nhiên, cũng chính suy nghĩ thật thà và có phần non nớt, vô tư, nhiều em học sinh tiểu học đã khiến cả giáo viên, phụ huynh lẫn dân mạng cười ngất vì những bài văn có "1 - 0 - 2". Bài văn dưới dây là một điển hình!
Nguyên văn bài văn tả mẹ của học trò này như sau: "Mẹ tôi tên là Nguyễn Thị... Mẹ tôi 30 tuổi. Mẹ tôi dữ như sư tử Hà Đông. Mẹ tôi làm nghề kế toán. Mẹ tôi có mái tóc màu nâu. Mẹ tôi cao và gầy (sau đó lại sửa thành "thấp" và "béo"). Mẹ tôi mà thấy tôi hư thì lại chửi tôi như con sư tử ở sở thú".
Qua đoạn văn này có thể thấy, ngoài phần giới thiệu về mẹ không có vấn đề gì đáng bàn thì phần còn lại toàn là chi tiết "bóc phốt" mẹ mà thôi. Nào là mẹ "dữ như sư tử Hà Đông", "mẹ tôi thấp và béo", nào là "thấy tôi hư thì lại chửi tôi như một con sư tử ở sở thú".
Đến cả người mẹ, sau khi đọc được bài văn của con mình cũng phải khóc ròng. Chị đành "than thở" với các phụ huynh khác trên mạng xã hội: "Em cứ nghĩ sẽ chỉ đọc nó trên mạng. Và rồi nay đã đến lượt em 'đăng quang'. Hãy nói rằng em không cô đơn đi các bác".
Hình ảnh về bài văn nói trên xuất hiện trên mạng xã hội nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi bật cười trước cách hành văn phũ phàng của em học sinh.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng đồng cảm với người mẹ khi bị chính con mình "bóc phốt".
Ngoài ra, nhiều dân mạng cũng khuyên người mẹ, nếu không muốn bị "bóc phốt" thêm lần nào nữa thì hãy thay đổi cách ứng xử thường ngày với con. Bởi lẽ, trẻ con dù non nớt nhưng các con sẽ ghi nhớ tất tần tật cách ứng xử hằng ngày của mẹ cha, đồng thời; các con cũng bị ảnh hưởng từ cách ảnh hưởng này.