Hội nghị trực tuyến phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
Sáng 3/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc tại tỉnh Lai Châu. Đồng chí Lê Minh Hoan, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chủ trì hội nghị.
Cùng dự có đại diện các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, các nhà khoa học và 14 điểm cầu là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số lãnh đạo sở, ngành trong tỉnh.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản, sản phẩm gỗ của nước ta đã có mặt trên 140 quốc gia. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tổng diện tích rừng lớn khoảng 5,5 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn quốc.
Tính đến năm 2020, độ che phủ rừng của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc khoảng 52,6%, cao hơn trung bình cả nước là 42,01%.
Giá trị lâm sản năm 2021 ước đạt trên 5 tỷ USD, dịch vụ môi trường rừng ước đạt trên 3000 tỷ đồng, cả nước có trên 5500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, thu hút hàng triệu lao động.
Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp còn tồn tại, thách thức như: tỷ lệ che phủ rừng đã tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao, chưa khai thác tiềm năng lợi thế, việc bảo vệ rừng chưa đảm bảo, còn điểm nóng phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ, cháy rừng, mất rừng tiềm ẩn rủi do cao, kết cấu hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp chưa được đầu tư,…
Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về hệ sinh thái đem lại giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng - những giá trị đặc sắc đó luôn là tiềm năng của các khu rừng của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Đặc biệt đã xây dựng được vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với diện tích năng suất cao nhất cả nước như: Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,… Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về hệ sinh thái đem lại giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Đặc biệt, đã xây dựng được vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với diện tích năng suất cao nhất cả nước như: Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,…
Tại hội nghị, các đại biểu tham luận về thực trạng rừng, giải pháp để khai thác tài nguyên rừng, đề xuất kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế rừng.
Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh cần phát triển rừng theo hướng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học rừng. Trong đó, người dân tạo ra nền kinh tế dưới tán rừng, tạo ra nhiều giá trị từ rừng như: phát triển du lịch, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm từ rừng, quảng bá nét đẹp văn hóa vùng miền,…
Từ đó, người dân thấy được vai trò to lớn của rừng trong đời sống, nâng cao ý thức giữ rừng, bảo vệ rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các sở, ban, ngành tiếp tục sự quan tâm, tạo điều kiện để các tỉnh, địa phương khai tác tối đa tiềm năng, thế mạnh từ rừng, góp phần phát triển mọi mặt về kinh tế - văn hóa - xã hội.