Huy động một đàn F-22 Raptor, Mỹ rằn mặt cùng lúc cả Nga, Trung

Trước những động thái làm 'leo thang tình hình' của Trung Quốc trong khu vực, Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ quyết định điều 25 chiếc F-22 đến Tây Thái Bình Dương để hạ bớt 'đầu nóng' Trung Quốc.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, có trụ sở tại Hawaii trong tuần này cho biết, họ sẽ triển khai khoảng 25 chiếc F-22 từ Hawaii và Alaska tới đảo Guam và Tinian, để thực hiện cuộc tập trận mang tên "Pacific Iron 2021 (Vành đai thép Thái Bình Dương 2021)".

Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, có trụ sở tại Hawaii trong tuần này cho biết, họ sẽ triển khai khoảng 25 chiếc F-22 từ Hawaii và Alaska tới đảo Guam và Tinian, để thực hiện cuộc tập trận mang tên "Pacific Iron 2021 (Vành đai thép Thái Bình Dương 2021)".

Ken Wilsbach, chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, nói với hãng tin CNN: "Chúng tôi chưa bao giờ triển khai nhiều máy bay chiến đấu Raptor như vậy, trong khu vực chiến đấu của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương".

Ken Wilsbach, chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, nói với hãng tin CNN: "Chúng tôi chưa bao giờ triển khai nhiều máy bay chiến đấu Raptor như vậy, trong khu vực chiến đấu của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương".

Theo CNN, F-22 Raptor của Mỹ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với khả năng tác chiến tàng hình rất mạnh và là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới. Tây Thái Bình Dương, là khu vực "nóng" trong thời gian qua.

Theo CNN, F-22 Raptor của Mỹ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với khả năng tác chiến tàng hình rất mạnh và là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới. Tây Thái Bình Dương, là khu vực "nóng" trong thời gian qua.

Theo các nhà phân tích, việc Không quân Mỹ triển khai đến 22 chiếc F-22 (trong trường hợp bình thường, số lượng F-22 được triển khai chỉ từ 6 đến 12 chiếc), có thể đây là một "tín hiệu răn đe mạnh mẽ", mà Mỹ gửi tới các "đối thủ tiềm tàng", trong đó bao gồm Trung Quốc và Nga.

Theo các nhà phân tích, việc Không quân Mỹ triển khai đến 22 chiếc F-22 (trong trường hợp bình thường, số lượng F-22 được triển khai chỉ từ 6 đến 12 chiếc), có thể đây là một "tín hiệu răn đe mạnh mẽ", mà Mỹ gửi tới các "đối thủ tiềm tàng", trong đó bao gồm Trung Quốc và Nga.

Theo bản tin của CNN, ngày 16/7 theo giờ địa phương, vào thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng ở các điểm nóng, tại Tây Thái Bình Dương, như eo biển Đài Loan và Biển Đông, Mỹ triển khai số lượng lớn máy bay F-22 tham gia cuộc tập trận, để trực tiếp "gửi tín hiệu" cho Trung Quốc.

Theo bản tin của CNN, ngày 16/7 theo giờ địa phương, vào thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng ở các điểm nóng, tại Tây Thái Bình Dương, như eo biển Đài Loan và Biển Đông, Mỹ triển khai số lượng lớn máy bay F-22 tham gia cuộc tập trận, để trực tiếp "gửi tín hiệu" cho Trung Quốc.

Hiện nay Không quân Trung Quốc có khoảng từ 20-24 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20; mặc dù số lượng J-20 đang tăng lên. Còn Không quân Mỹ, họ có khoảng 180 chiếc F-22, nhưng chỉ 1/2 số này có thể sẵn sàng chiến đấu. Như vậy lần này, Mỹ đã điều 25% số F-22, tham gia cuộc tập trận "Pacific Iron 2021".

Hiện nay Không quân Trung Quốc có khoảng từ 20-24 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20; mặc dù số lượng J-20 đang tăng lên. Còn Không quân Mỹ, họ có khoảng 180 chiếc F-22, nhưng chỉ 1/2 số này có thể sẵn sàng chiến đấu. Như vậy lần này, Mỹ đã điều 25% số F-22, tham gia cuộc tập trận "Pacific Iron 2021".

Một thông báo từ Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ nêu rõ, cuộc tập trận "Pacific Iron 2021" nhằm thực hiện "Chiến lược Quốc phòng Quốc gia" của Bộ Quốc phòng Mỹ, ban hành năm 2018, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, thích ứng và phục hồi cao hơn của Quân đội Mỹ.

Một thông báo từ Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ nêu rõ, cuộc tập trận "Pacific Iron 2021" nhằm thực hiện "Chiến lược Quốc phòng Quốc gia" của Bộ Quốc phòng Mỹ, ban hành năm 2018, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, thích ứng và phục hồi cao hơn của Quân đội Mỹ.

Ngoài hàng chục máy bay chiến đấu F-22, còn có 10 máy bay chiến đấu F-15E và 2 máy bay vận tải C-130J cũng sẽ tham gia cuộc tập trận. Trọng tâm của cuộc tập trận là đánh chặn tên lửa đạn đạo, hành trình và thực hành khoa mục "Sơ tán nhanh (ACE)".

Ngoài hàng chục máy bay chiến đấu F-22, còn có 10 máy bay chiến đấu F-15E và 2 máy bay vận tải C-130J cũng sẽ tham gia cuộc tập trận. Trọng tâm của cuộc tập trận là đánh chặn tên lửa đạn đạo, hành trình và thực hành khoa mục "Sơ tán nhanh (ACE)".

Khoa mục "Sơ tán nhanh" với mục đích là nhằm phân tán máy bay chiến đấu và các nguồn lực chiến đấu khác, tại các sân bay, ra một khu vực gần đó, để tăng khả năng sống sót, trước các đợt tấn công của tên lửa đối phương.

Khoa mục "Sơ tán nhanh" với mục đích là nhằm phân tán máy bay chiến đấu và các nguồn lực chiến đấu khác, tại các sân bay, ra một khu vực gần đó, để tăng khả năng sống sót, trước các đợt tấn công của tên lửa đối phương.

Hãng tin CNN cũng dẫn nguồn từ RAND Corporation, một tổ chức tư vấn, do quân đội Mỹ tài trợ, đã đưa ra một báo cáo vào năm 2019, về cách sử dụng khái niệm "Triển khai tác chiến nhanh", để chống lại khả năng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Hãng tin CNN cũng dẫn nguồn từ RAND Corporation, một tổ chức tư vấn, do quân đội Mỹ tài trợ, đã đưa ra một báo cáo vào năm 2019, về cách sử dụng khái niệm "Triển khai tác chiến nhanh", để chống lại khả năng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Báo cáo của RAND cho biết, số lượng và chất lượng của các tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đạn đạo, mà Quân đội Trung Quốc sở hữu, không ngừng được cải thiện, có thể đe dọa các mục tiêu quan trọng của các căn cứ không quân (Mỹ).

Báo cáo của RAND cho biết, số lượng và chất lượng của các tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đạn đạo, mà Quân đội Trung Quốc sở hữu, không ngừng được cải thiện, có thể đe dọa các mục tiêu quan trọng của các căn cứ không quân (Mỹ).

Việc tập luyện khoa mục "Sơ tán nhanh", nhằm nâng cao việc di chuyển máy bay đến nhiều địa điểm hơn, để có thể nâng cao khả năng sống sót, và đối phương phải phóng nhiều tên lửa hơn, để đạt được hiệu quả tương tự.

Việc tập luyện khoa mục "Sơ tán nhanh", nhằm nâng cao việc di chuyển máy bay đến nhiều địa điểm hơn, để có thể nâng cao khả năng sống sót, và đối phương phải phóng nhiều tên lửa hơn, để đạt được hiệu quả tương tự.

Cố vấn Quốc phòng Mỹ Schuster tuyên bố: "Diễn tập khả năng tác chiến đánh chặn tên lửa" cũng như "Sơ tán nhanh" của Không quân Mỹ, đã gửi một tín hiệu "răn đe mạnh mẽ" tới Trung Quốc, đồng thời đảm bảo với các đồng minh và đối tác của Mỹ rằng, Mỹ luôn có những đối sách với hành động của Trung Quốc.

Cố vấn Quốc phòng Mỹ Schuster tuyên bố: "Diễn tập khả năng tác chiến đánh chặn tên lửa" cũng như "Sơ tán nhanh" của Không quân Mỹ, đã gửi một tín hiệu "răn đe mạnh mẽ" tới Trung Quốc, đồng thời đảm bảo với các đồng minh và đối tác của Mỹ rằng, Mỹ luôn có những đối sách với hành động của Trung Quốc.

Mặc dù việc triển khai và sử dụng máy bay tiêm kích F-22 cũng mang lại một mức độ khó khăn nhất định cho Không quân Mỹ; nhất là khả năng thực hiện nhiệm vụ và bảo trì, F-22 là một trong những máy bay khó hơn, trong bài tập này.

Mặc dù việc triển khai và sử dụng máy bay tiêm kích F-22 cũng mang lại một mức độ khó khăn nhất định cho Không quân Mỹ; nhất là khả năng thực hiện nhiệm vụ và bảo trì, F-22 là một trong những máy bay khó hơn, trong bài tập này.

Theo các chuyên gia quân sự, nếu Không quân Mỹ làm được điều này trên F-22, thì họ cũng sẽ có thể tiến hành trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ. Và việc Mỹ tiến hành một cuộc tập trận quân sự thành công, sẽ có “giá trị răn đe” cao đối với Trung Quốc.

Theo các chuyên gia quân sự, nếu Không quân Mỹ làm được điều này trên F-22, thì họ cũng sẽ có thể tiến hành trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ. Và việc Mỹ tiến hành một cuộc tập trận quân sự thành công, sẽ có “giá trị răn đe” cao đối với Trung Quốc.

Gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai thêm binh lính và vũ khí ở khu vực Thái Bình Dương và tiếp tục có những hành động nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu như tập trận, bố trí lại lực lượng; đồng thời hướng mũi nhọn của mình vào Trung Quốc.

Gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai thêm binh lính và vũ khí ở khu vực Thái Bình Dương và tiếp tục có những hành động nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu như tập trận, bố trí lại lực lượng; đồng thời hướng mũi nhọn của mình vào Trung Quốc.

Hãng tin Mỹ "Politico News Network", đã có một thông tin độc quyền vào ngày 15/6 cho biết, Lầu Năm Góc đang xem xét thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực ở Thái Bình Dương, để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Hãng tin Mỹ "Politico News Network", đã có một thông tin độc quyền vào ngày 15/6 cho biết, Lầu Năm Góc đang xem xét thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực ở Thái Bình Dương, để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Về sự phát triển của quan hệ quân sự Trung-Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đây đã tuyên bố rằng, quan hệ Trung-Mỹ hiện tại đang ở một giai đoạn mấu chốt quan trọng; hợp tác Trung-Mỹ sẽ có lợi cho cả hai bên, và việc chạy đua sẽ gây tổn hại cho cả hai bên. Nguồn ảnh: USnavy.

Về sự phát triển của quan hệ quân sự Trung-Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đây đã tuyên bố rằng, quan hệ Trung-Mỹ hiện tại đang ở một giai đoạn mấu chốt quan trọng; hợp tác Trung-Mỹ sẽ có lợi cho cả hai bên, và việc chạy đua sẽ gây tổn hại cho cả hai bên. Nguồn ảnh: USnavy.

Trung Quốc dựa vào đâu để nghĩ rằng tiêm kích J-20 của nước này vượt trội hơn F-22 Raptor. Nguồn: QQ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/huy-dong-mot-dan-f-22-raptor-my-ran-mat-cung-luc-ca-nga-trung-1564189.html