Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội

PTĐT - Những ngày đầu tái lập huyện từ tháng 9/1999, huyện Tam Nông gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân còn thiếu thốn, trụ sở làm việc các cơ quan của huyện và các xã, thị trấn, trường học...

Một góc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông hôm nay.

Một góc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông hôm nay.

PTĐT - Những ngày đầu tái lập huyện từ tháng 9/1999, huyện Tam Nông gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân còn thiếu thốn, trụ sở làm việc các cơ quan của huyện và các xã, thị trấn, trường học, trạm y tế hầu hết là nhà cấp 4 xuống cấp; tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn huyện được sử dụng điện đạt 70%; hệ thống nước sạch chưa có... nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự tham gia có trách nhiệm của nhân dân, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trọng tâm là xây dựng đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông trong 20 năm qua đã để lại những dấn ấn mạnh mẽ. Tổng vốn đầu tư xã hội trong 20 năm đạt trên 11.800 tỷ đồng (tính từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 6.000 tỷ đồng), trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước: 2.689,3 tỷ đồng, vốn đầu tư trong dân và vốn doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện đạt trên 9.136,4 tỷ đồng.
Một trong những điểm nổi bật trong đầu tư xây dựng 20 năm qua đó là huyện đã tập trung đầu tư và hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông, trong đó, một số dự án có tổng mức đầu tư lớn, tạo sự liên kết giữa các vùng miền và triển vọng giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội cho huyện như: Đường Hồ Chí Minh; mở rộng nâng cấp quốc lộ 32A; tuyến đường nối QL32 với đường QL70 đi Hòa Bình và một số tuyến đường tỉnh, đường huyện... Từ một huyện không có một tuyến đường bê tông nào, đến nay hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã đã được cải tạo, nâng cấp bằng đường bê tông xi măng và đường nhựa, tỷ lệ đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 71,13%.

Hệ thống trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước của huyện cũng được đầu tư mạnh mẽ, phục vụ tốt nhu cầu công việc của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, các cơ quan hành chính từ huyện đến xã, thị trấn đã được đầu tư khá toàn diện và hiện đại với hệ thống trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân; 100% xã, thị trấn có trụ sở làm việc của bộ phận “một cửa” khang trang. Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân với số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100%; hệ thống trục chính cấp nước sạch đã được bao phủ trong toàn huyện; 20/20 xã, thị trấn có chợ, trung tâm thương mại, góp phần quan trọng thúc đẩy giao thương, đảm bảo cung cấp hàng hóa phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Tam Nông đã có 9/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, huy động nguồn lực thực hiện chương trình đạt trên 2.500 tỷ đồng, diện mạo nông thôn Tam Nông ngày càng khang trang, sạch đẹp.Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Nông lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020; các cấp chính quyền huyện đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt giai đoạn 2016 - 2020; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển. Trên địa bàn huyện Tam Nông đã hình thành 2 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Trung Hà và Khu công nghiệp Tam Nông); Cụm công nghiệp Cổ Tiết với tổng diện tích 625ha và Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, diện tích quy hoạch 200ha. Trong đó, Khu công nghiệp Trung Hà (giai đoạn 1), Cụm công nghiệp Cổ Tiết và Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao cơ bản đã được lấp đầy, với 20 doanh nghiệp đã đầu tư và tổ chức sản xuất kinh doanh, Khu công nghiệp Tam Nông đang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng.

Thời gian tới, huyện Tam Nông tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Chủ động phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, các chủ đầu tư thúc đẩy nhanh các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái; tập trung vận động, thu hút một số doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, công nghiệp chế tạo... để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, từ đó mang lại tác động lan tỏa, lôi cuốn các doanh nghiệp khác vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Quan tâm đầu tư kết nối hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp để phát triển thương mại, dịch vụ, nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công nghiệp. Tiếp tục thúc đẩy triển khai đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, trụ sở làm việc của các xã sau sáp nhập; cải tạo, xây dựng mới trường học, trạm y tế; nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện, nước sạch sinh hoạt... bảo đảm chất lượng phục vụ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, học tập và đời sống của người dân.Phạm Văn QuangPhó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Tam Nông

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/201908/huy-dong-nguon-luc-dau-tu-ket-cau-ha-tang-tao-buoc-dot-pha-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-166484