Huyện Mai Châu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Mai Châu là vùng đất nên thơ, tươi đẹp, vùng đất với những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, dân tộc Mông. Nhiều năm nay, huyện Mai Châu quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo sức hút cho phát triển du lịch.

 Những năm qua, huyện Mai Châu chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Trong ảnh: Điệu múa keeng loóng của dân tộc Thái được biểu diễn trong các sự kiện, lễ hội. Có dịp đến thăm các xóm, bản trên địa bàn huyện Mai Châu dễ dàng bắt gặp những nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái. Xóm, bản người Thái nằm dưới chân núi, sát cánh đồng lúa thơ mộng. Những mái nhà sàn được xây dựng cao, trước sân là không gian rộng thoáng đạt, suối chảy róc rách ngày đêm. Mai Châu có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm khoảng 60% dân số. Huyện đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc Thái. Người Thái Mai Châu đang bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong sinh hoạt, đời sống, nếp nhà sàn, trang phục, chữ viết… 85% hộ gia đình người Thái còn giữ được nếp nhà sàn truyền thống. Việc khôi phục nghề diệt thổ cẩm được huyện chú trọng. Toàn huyện có tới 300 khung dệt thổ cẩm, huyện cũng thành lập được các nhóm dệt thổ cẩm, sản xuất các sản phẩm khăn, đệm, gối, trang phục truyền thống của người Thái đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cô gái Thái ngày đêm cần mẫn bên khung cửi, tỉ mỉ, khéo léo dệt những tấm thổ cẩm với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo. Người Thái duy trì việc mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, Tết truyền thống. Học sinh được khuyến khích mặc trang phục dân tộc Thái đi học, nhất là thứ Hai đầu tuần. Trong sinh hoạt, sản xuất, văn hóa văn nghệ chú trọng giữ gìn những giá trị truyền thống. Huyện đã xây dựng quy chế trong hoạt động du lịch, yêu cầu các hộ làm du lịch giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, được thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động của các xóm, bản du lịch như: bản Pom Coọng, bản Văn, bản Lác…, đó là các điệu múa xòe, món ăn truyền thống, tiếng nói của người dân tộc Thái Mai Châu. Trên địa bàn huyện, lễ hội của các dân tộc cũng được chú trọng bảo tồn, phục dựng. Trong đó, lễ hội Chá Chiêng thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, tình cảm, ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, khả năng sáng tạo trong sản xuất và hoạt động nghệ thuật; trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu; cả bản cùng hưởng thụ thành quả lao động, thành quả văn hóa, được đắm say trong những bài mo kể về trời đất, sinh hoạt cộng đồng và các sự tích... Lễ hội Xên Mường mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của Nhân dân tới công lao to lớn của các vị nhân thần, tiền bối và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc. Lễ hộ Gầu Tào là nét đẹp truyền thống của của người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò được giữ gìn và phát triển trong những năm qua. Người dân duy trì nghề truyền thống như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Ngoài ra, ẩm thực đặc trưng của người Mông nơi đây tạo được nét riêng biệt với các sản phẩm: rượu ngô, thắng cố, gà đen, lợn bản, măng rừng... Trong lễ hội Gầu Tào của người Mông mong ước mùa màng bội thu, cầu cho sức khỏe của bản làng, người người khỏe mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng trọt, chăn nuôi sinh sôi, nảy nở. Tiếng khèn Mông vang vọng núi rừng thể hiện được nỗi niềm, chất chứa thiết tha, bồi hồi của những chàng trai, cô gái Mông đầy sức sống mãnh liệt. Nhiều hộ gia đình đã tìm hiểu, học hỏi cách phát triển du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay) khá hiệu quả. Bên cạnh đó, trong Nhân dân còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật như: những quyển sách Thái cổ; luật Mường, lệ Mường (từ thế kỷ XVII, XVIII); dụng cụ săn bắt, hái lượm (ná - nỏ, hẻo - bẫy gà rừng, lang sày - cái đó, ớp, phứn lu - chài, sắm diến - dụng cụ bắt lươn); dụng cụ lao động (kiếu - liềm, nái - hái); trang phục (áo tin, áo cóm, váy); trang sức (sai soái - xà tích, poóc khò - vòng cổ, poóc khen - vòng tay bằng đồng, bạc); dụng cụ thầy mo (đáp - kiếm, hính tảy - bàn thờ); dụng cụ nấu nướng (khặp khòa - gắp rau, pàn - mâm mây); dụng cụ chế biến lương thực (lóng - cối giã bằng tay, moòng - cối giã bằng chân); tiền cổ (ngần kíp - tiền giấy, ngần hào - tiền xu cổ); chum sành của quan lang, chiêng đồng... Đây được coi như những hiện vật thiêng liêng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vừa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đồng chí Hà Thị Liễu, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã và đang giữ gìn, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa. Đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch nhằm giới thiệu tới bạn bè bốn phương những nét văn hóa giàu bản sắc của mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó, huyện cũng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, gắn xây dựng sản phẩm du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn. Linh Trang

Những năm qua, huyện Mai Châu chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Trong ảnh: Điệu múa keeng loóng của dân tộc Thái được biểu diễn trong các sự kiện, lễ hội. Có dịp đến thăm các xóm, bản trên địa bàn huyện Mai Châu dễ dàng bắt gặp những nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái. Xóm, bản người Thái nằm dưới chân núi, sát cánh đồng lúa thơ mộng. Những mái nhà sàn được xây dựng cao, trước sân là không gian rộng thoáng đạt, suối chảy róc rách ngày đêm. Mai Châu có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm khoảng 60% dân số. Huyện đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của dân tộc Thái. Người Thái Mai Châu đang bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong sinh hoạt, đời sống, nếp nhà sàn, trang phục, chữ viết… 85% hộ gia đình người Thái còn giữ được nếp nhà sàn truyền thống. Việc khôi phục nghề diệt thổ cẩm được huyện chú trọng. Toàn huyện có tới 300 khung dệt thổ cẩm, huyện cũng thành lập được các nhóm dệt thổ cẩm, sản xuất các sản phẩm khăn, đệm, gối, trang phục truyền thống của người Thái đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cô gái Thái ngày đêm cần mẫn bên khung cửi, tỉ mỉ, khéo léo dệt những tấm thổ cẩm với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo. Người Thái duy trì việc mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, Tết truyền thống. Học sinh được khuyến khích mặc trang phục dân tộc Thái đi học, nhất là thứ Hai đầu tuần. Trong sinh hoạt, sản xuất, văn hóa văn nghệ chú trọng giữ gìn những giá trị truyền thống. Huyện đã xây dựng quy chế trong hoạt động du lịch, yêu cầu các hộ làm du lịch giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, được thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động của các xóm, bản du lịch như: bản Pom Coọng, bản Văn, bản Lác…, đó là các điệu múa xòe, món ăn truyền thống, tiếng nói của người dân tộc Thái Mai Châu. Trên địa bàn huyện, lễ hội của các dân tộc cũng được chú trọng bảo tồn, phục dựng. Trong đó, lễ hội Chá Chiêng thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, tình cảm, ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, khả năng sáng tạo trong sản xuất và hoạt động nghệ thuật; trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu; cả bản cùng hưởng thụ thành quả lao động, thành quả văn hóa, được đắm say trong những bài mo kể về trời đất, sinh hoạt cộng đồng và các sự tích... Lễ hội Xên Mường mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của Nhân dân tới công lao to lớn của các vị nhân thần, tiền bối và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc. Lễ hộ Gầu Tào là nét đẹp truyền thống của của người Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò được giữ gìn và phát triển trong những năm qua. Người dân duy trì nghề truyền thống như: dệt thủ công, thêu thùa thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn… Ngoài ra, ẩm thực đặc trưng của người Mông nơi đây tạo được nét riêng biệt với các sản phẩm: rượu ngô, thắng cố, gà đen, lợn bản, măng rừng... Trong lễ hội Gầu Tào của người Mông mong ước mùa màng bội thu, cầu cho sức khỏe của bản làng, người người khỏe mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng trọt, chăn nuôi sinh sôi, nảy nở. Tiếng khèn Mông vang vọng núi rừng thể hiện được nỗi niềm, chất chứa thiết tha, bồi hồi của những chàng trai, cô gái Mông đầy sức sống mãnh liệt. Nhiều hộ gia đình đã tìm hiểu, học hỏi cách phát triển du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay) khá hiệu quả. Bên cạnh đó, trong Nhân dân còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật như: những quyển sách Thái cổ; luật Mường, lệ Mường (từ thế kỷ XVII, XVIII); dụng cụ săn bắt, hái lượm (ná - nỏ, hẻo - bẫy gà rừng, lang sày - cái đó, ớp, phứn lu - chài, sắm diến - dụng cụ bắt lươn); dụng cụ lao động (kiếu - liềm, nái - hái); trang phục (áo tin, áo cóm, váy); trang sức (sai soái - xà tích, poóc khò - vòng cổ, poóc khen - vòng tay bằng đồng, bạc); dụng cụ thầy mo (đáp - kiếm, hính tảy - bàn thờ); dụng cụ nấu nướng (khặp khòa - gắp rau, pàn - mâm mây); dụng cụ chế biến lương thực (lóng - cối giã bằng tay, moòng - cối giã bằng chân); tiền cổ (ngần kíp - tiền giấy, ngần hào - tiền xu cổ); chum sành của quan lang, chiêng đồng... Đây được coi như những hiện vật thiêng liêng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vừa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đồng chí Hà Thị Liễu, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã và đang giữ gìn, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa. Đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch nhằm giới thiệu tới bạn bè bốn phương những nét văn hóa giàu bản sắc của mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó, huyện cũng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, gắn xây dựng sản phẩm du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn. Linh Trang

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/284/143662/huyen-mai-chau-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc.htm