Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

 Để thu hút khách du lịch, thanh niên Hà Thị Yến, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Thái. Toàn huyện có 30 cơ sở Đoàn với trên 10.386 đoàn viên, thanh niên, trong đó có 4.008 đoàn viên, tỷ lệ thanh niên đi làm xa tại các công ty, nhà máy chiếm khoảng 60-70%. Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, Huyện Đoàn đẩy mạnh phong trào Bí thư chi đoàn, Bí thư Đoàn xã tiên phong, gương mẫu phát triển kinh tế. Nhờ vậy, có nhiều tấm gương Bí thư chi đoàn, Bí thư Đoàn xã thành công với mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển du lịch cộng đồng. Điển hình là chị Hà Thị Tấm, Bí thư Đoàn xã Thành Sơn; anh Hà Văn Toàn, Bí thư chi đoàn xóm Noong Luông, xã Thành Sơn với mô hình trồng rau ôn đới trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Hà Công Thịnh, Bí thư chi đoàn bản Lác, xã Chiềng Châu là tấm gương tiêu biểu trong phát triển du lịch cộng đồng... Chiềng Châu là một trong những xã có phong trào thanh niên khởi nghiệp hiệu quả của huyện. Sức trẻ cùng sự sáng tạo, thanh niên Chiềng Châu xây dựng được nhiều mô hình kinh tế sáng tạo gắn với bản sắc văn hóa Thái. Từ đó lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện. Điển hình như cô gái 9X Hà Thị Yến, bản Lác, xã Chiềng Châu với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Yến dành nhiều tâm huyết để phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2017, Yến bắt đầu hỗ trợ bố mẹ mở rộng làm du lịch cộng đồng, chú tâm tìm hiểu tâm lý của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, Yến quyết tâm hướng tới nhóm khách cao cấp có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ chất lượng cao. Hà Thị Yến chia sẻ: Hiện tại, du lịch cộng đồng đang phát triển ở mọi nơi, để có chỗ đứng tôi phải tạo ra không gian nghỉ dưỡng thoáng đãng, chan hòa với thiên nhiên, đặc biệt mang bản sắc dân tộc. Gia đình tôi có 2 nhà sàn, 4 phòng riêng nhưng tôi chỉ nhận khoảng 60 khách. Lượng khách đến với homestay của gia đình chủ yếu để thư giãn, đọc sách ngay tại homestay. Tạo không gian yên bình cho du khách, tôi thiết kế homestay nhìn ra ao nuôi cá, ruộng lúa, trồng cây ban xung quanh ao. Ngoài ra, tôi thiết kế quần áo thời trang, túi sách, gối... để du khách lựa chọn làm quà. Đồ lưu niệm được dệt tỉ mỉ bằng tay, chất lượng sợi tốt nên khách du lịch rất ưa chuộng. Năm 2019, doanh thu từ homestay trên 1 tỷ đồng. Mặc dù năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, nhưng lượng khách đến với homestay của gia đình vẫn đảm bảo. Đồng chí Hà Văn Linh, Bí thư Huyện Đoàn cho biết: Nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Huyện Đoàn đã phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng, mở lớp học nghề nấu ăn, du lịch. Năm 2020, Huyện Đoàn phối hợp Trung tâm GDNN - GDTX huyện tổ chức 8 lớp dạy nghề nông thôn với 254 học viên, trong đó có 99 thanh niên về kỹ thuật trồng rau sạch tại các xã: Bao La, Chiềng Châu, Thành Sơn, Xăm Khòe; trồng dưa hấu tại xã Vạn Mai; nuôi trâu, bò tại xã Cun Pheo; gà hữu cơ tại xã Mai Hạ. Phối hợp giải quyết việc làm cho 960 lao động nông thôn, trong đó, thanh niên chiếm trên 60%. Bên cạnh đó, Huyện Đoàn thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, tổng dư nợ nhận ủy thác do Đoàn Thanh niên quản lý trên 66 tỷ đồng. Thu Thủy

Để thu hút khách du lịch, thanh niên Hà Thị Yến, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Thái. Toàn huyện có 30 cơ sở Đoàn với trên 10.386 đoàn viên, thanh niên, trong đó có 4.008 đoàn viên, tỷ lệ thanh niên đi làm xa tại các công ty, nhà máy chiếm khoảng 60-70%. Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, Huyện Đoàn đẩy mạnh phong trào Bí thư chi đoàn, Bí thư Đoàn xã tiên phong, gương mẫu phát triển kinh tế. Nhờ vậy, có nhiều tấm gương Bí thư chi đoàn, Bí thư Đoàn xã thành công với mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển du lịch cộng đồng. Điển hình là chị Hà Thị Tấm, Bí thư Đoàn xã Thành Sơn; anh Hà Văn Toàn, Bí thư chi đoàn xóm Noong Luông, xã Thành Sơn với mô hình trồng rau ôn đới trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Hà Công Thịnh, Bí thư chi đoàn bản Lác, xã Chiềng Châu là tấm gương tiêu biểu trong phát triển du lịch cộng đồng... Chiềng Châu là một trong những xã có phong trào thanh niên khởi nghiệp hiệu quả của huyện. Sức trẻ cùng sự sáng tạo, thanh niên Chiềng Châu xây dựng được nhiều mô hình kinh tế sáng tạo gắn với bản sắc văn hóa Thái. Từ đó lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện. Điển hình như cô gái 9X Hà Thị Yến, bản Lác, xã Chiềng Châu với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Yến dành nhiều tâm huyết để phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2017, Yến bắt đầu hỗ trợ bố mẹ mở rộng làm du lịch cộng đồng, chú tâm tìm hiểu tâm lý của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, Yến quyết tâm hướng tới nhóm khách cao cấp có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ chất lượng cao. Hà Thị Yến chia sẻ: Hiện tại, du lịch cộng đồng đang phát triển ở mọi nơi, để có chỗ đứng tôi phải tạo ra không gian nghỉ dưỡng thoáng đãng, chan hòa với thiên nhiên, đặc biệt mang bản sắc dân tộc. Gia đình tôi có 2 nhà sàn, 4 phòng riêng nhưng tôi chỉ nhận khoảng 60 khách. Lượng khách đến với homestay của gia đình chủ yếu để thư giãn, đọc sách ngay tại homestay. Tạo không gian yên bình cho du khách, tôi thiết kế homestay nhìn ra ao nuôi cá, ruộng lúa, trồng cây ban xung quanh ao. Ngoài ra, tôi thiết kế quần áo thời trang, túi sách, gối... để du khách lựa chọn làm quà. Đồ lưu niệm được dệt tỉ mỉ bằng tay, chất lượng sợi tốt nên khách du lịch rất ưa chuộng. Năm 2019, doanh thu từ homestay trên 1 tỷ đồng. Mặc dù năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, nhưng lượng khách đến với homestay của gia đình vẫn đảm bảo. Đồng chí Hà Văn Linh, Bí thư Huyện Đoàn cho biết: Nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Huyện Đoàn đã phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng, mở lớp học nghề nấu ăn, du lịch. Năm 2020, Huyện Đoàn phối hợp Trung tâm GDNN - GDTX huyện tổ chức 8 lớp dạy nghề nông thôn với 254 học viên, trong đó có 99 thanh niên về kỹ thuật trồng rau sạch tại các xã: Bao La, Chiềng Châu, Thành Sơn, Xăm Khòe; trồng dưa hấu tại xã Vạn Mai; nuôi trâu, bò tại xã Cun Pheo; gà hữu cơ tại xã Mai Hạ. Phối hợp giải quyết việc làm cho 960 lao động nông thôn, trong đó, thanh niên chiếm trên 60%. Bên cạnh đó, Huyện Đoàn thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, tổng dư nợ nhận ủy thác do Đoàn Thanh niên quản lý trên 66 tỷ đồng. Thu Thủy

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/150667/huyen-mai-chau-lan-toa-khat-vong-khoi-nghiep-tr111ng-thanh-nien.htm