Hy Lạp sẽ không đổi tên lửa phòng không S-300 lấy tiêm kích tàng hình F-35

Hy Lạp bác thông tin nước này sẽ chuyển tên lửa S-300 và các hệ thống phòng không chuẩn Liên Xô cho Ukraine để đổi lại việc được mua 40 tiêm kích F-35 từ Mỹ.

Tờ Kathimerini của Hy Lạp tuần trước đưa tin nước này sắp chuyển giao hệ thống phòng không tầm xa S-300, cùng các tổ hợp có nguồn gốc Liên Xô như Tor, Osa và ZU-23-2 kèm đạn dược cho Ukraine theo đề xuất của Mỹ.

Đổi lại Hy Lạp sẽ được phép mua 40 tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản A từ Mỹ.

"Đây là một trong những điều kiện để Washington duyệt bán tiêm kích F-35A cho Athens, đồng thời giúp giải ngân khoản tiền 200 triệu USD trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) để Hy Lạp mua thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất", tờ Kathimerini cho hay.

Khác với Nga chỉ cần khách hàng có tiền là Moscow sẵn sàng bán ngay cả vũ khí mới nhất thì Mỹ lại đòi hỏi các điều kiện nhất định nếu muốn mua vũ khí của họ.

Tuy vậy, Phát ngôn viên chính phủ Hy Lạp Pavlos Marinakis hôm 5/2 bác bỏ thông tin này khi cho biết. "Cần hạn chế tin giả, nhất là khi liên quan đến lợi ích quốc gia và hình ảnh đất nước. Không có thỏa thuận nào như vậy. Hy Lạp không có ý định phá hoại năng lực phòng thủ của chính mình".

Tuy vậy, Phát ngôn viên chính phủ Hy Lạp Pavlos Marinakis hôm 5/2 bác bỏ thông tin này khi cho biết. "Cần hạn chế tin giả, nhất là khi liên quan đến lợi ích quốc gia và hình ảnh đất nước. Không có thỏa thuận nào như vậy. Hy Lạp không có ý định phá hoại năng lực phòng thủ của chính mình".

Hiện giới chức Mỹ và Ukraine chưa bình luận về thông tin này. Trước đó Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc hôm 26/1 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng tiềm năng trị giá 8,6 tỷ USD để cung cấp tối đa 40 tiêm kích tàng hình F-35A, cùng phụ tùng, thiết bị kỹ thuật và hỗ trợ huấn luyện cho Hy Lạp.

Hiện giới chức Mỹ và Ukraine chưa bình luận về thông tin này. Trước đó Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc hôm 26/1 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng tiềm năng trị giá 8,6 tỷ USD để cung cấp tối đa 40 tiêm kích tàng hình F-35A, cùng phụ tùng, thiết bị kỹ thuật và hỗ trợ huấn luyện cho Hy Lạp.

Trong khi đó tướng Laura Richardson, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam của quân đội Mỹ, năm ngoái tiết lộ Washington đang tìm kiếm vũ khí cũ do Liên Xô sản xuất từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỹ muốn các quốc gia này viện trợ trực tiếp, hoặc chuyển giao cho Kiev qua bên trung gian để đổi lấy thiết bị quân sự do Washington sản xuất.

Hy Lạp, quốc gia thành viên NATO, sở hữu một trung đoàn S-300PMU-1 gồm 32 xe phóng và 175 tên lửa từ cuối năm 1998.

Đuợc biết, hai sư đoàn hệ thống phòng không S-300 PMU-1 được Nga chuyển giao cho Síp theo hợp đồng ký năm 1996. Nhưng dưới áp lực từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, những tổ hợp vũ khí này không được đưa vào trang bị và bị cất giữ trong kho từ năm 1998.

Sau đó Hy Lạp và Nga cũng như Síp được thỏa thuận để Athens có quyền khai thác sử dụng hệ thống phòng không S-300PMU-1 này.

Hy Lạp đã mua 31 hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M1 của Nga, trong đó có 6 hệ thống được chuyển giao cho Síp vào năm 2006 để đổi lấy quyền sở hữu hệ thống phòng không S-300

Hiện S-300 PMU-1 đang được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Hy Lạp và triển khai sẵn sàng chiến đấu trên đảo Crete.

S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.

Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu năm 1979 nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù.

S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km.

S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.

"S-300 là hệ thống phòng không hàng đầu của Nga", ông Robert Hewson, cây bút từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, bình luận.

"Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào", ông nhấn mạnh.

Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó.

Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.

Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.

Quy trình hoạt động cơ bản của một hệ thống S-300 gồm 4 bước. Đầu tiên, các radar giám sát tầm xa xác định mục tiêu và chuyển tiếp thông tin về các xe chỉ huy để tiến hành đánh giá, phân tích.

Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy truyền lệnh bắn tới radar điều hướng. Khi tiểu đoàn ở vị trí tốt nhất nhận được lệnh bắn này, họ lập tức khai hỏa tên lửa đất đối không.

Radar điều hướng giúp dẫn tên lửa tới chính xác mục tiêu cần tiêu diệt.

S-300 có nhiều phiên bản nâng cấp được trang bị những loại tên lửa, radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn.

Hiện có dòng biến thể chính gồm: S-300V, S-300P và S-300F. Mỗi dòng này lại chia ra nhiều loại với từng tính năng riêng biệt.

Tại xung đột ở Ukraine, ngoài việc dùng S-300 để phòng không, Nga còn dùng loại tên lửa này để tấn công mục tiêu mặt đất.

Trong khi đó phía Ukraine cũng sử dụng các biến thể khác nhau của S-300 để bảo vệ không phận, từ đó hạn chế được năng lực tác chiến của không quân Nga.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hy-lap-se-khong-doi-ten-lua-phong-khong-s-300-lay-tiem-kich-tang-hinh-f-35-post566688.antd