Iran định chuyển máy bay tàng hình Qaher-313 thành UAV chiến đấu

Iran vừa hé lộ ý đồ chuyển đổi máy bay tàng hình Qaher-313 do nền công nghiệp quốc phoòng nước này phát triển để trở thành máy bay chiến đấu không người lái (UAV).

Chiến cơ Qaher-313 được Iran quảng báo là dòng tiêm kích thế hệ 5 tiên tiến được nước này phát triển thành công để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Mới đây, một quan chức Bộ Quốc phòng Iran vừa cho hay, nước này sẵn sàng chuyển đổi tiêm kích tàng hình này thành một thiết bị bay không người lái (UAV).

Hãng thông tấn Tasnim đưa tin, Giám đốc quản lý của Tổ chức Công nghiệp hàng không Iran (IAIO) trực thuộc Bộ Quốc phòng Iran, phát biểu trên truyền hình rằng phi cơQaher-313 đã đạt tới mức độ phát triển đầy đủ về công nghệ.

Tướng Afshin Khajefard tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng Bộ Quốc phòng Iran đang tập trung đa dạng hóa thành phẩm của mình. Ông nhấn mạnh, tiêm kích Qaher-313 cuối cùng sẽ trở thành một phi cơ không người lái.

Tuyên bố mới này được coi là tham vọng vì Iran vẫn đang sử dụng một đội các máy bay cũ gồm F-14 Tomcat, F-5 Tiger và F-4 Phantom mua của Mỹ và MiG-29 mua của Nga.

Tuy nhiên, dù Iran đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất quân sự nội địa và bảo dưỡng máy bay cũ, người ta vẫn hoài nghi khả năng của Iran về sản xuất nội địa máy bay tàng hình thế hệ 5.

Các nhà bình luận quân sự phương Tây thậm chí đi xa tới mức đánh giá rằng Iran công bố máy bay tàng hình trên nhằm khỏa lấp cho đội máy bay cũ kỹ của mình, đồng thời là để tuyên truyền.

Khi Iran công bố nguyên bản Qaher-313, các chuyên gia hàng không trên toàn cầu bày tỏ hoài nghi với lập luận rằng việc Iran chế tạo được chiếc tiêm kích như vậy là bất khả thi do họ thiếu công nghệ phân tích và cảm biến.

Được biết, ngày 2/2/2013 tại Lễ kỷ niệm 34 năm ngày Cách mạng Hồi giáo của Iran thành công, Quân đội Iran đã công bố máy bay tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của họ mang tên Qaher-313 "Kẻ chinh phục".

Tiêm kích Qaher-313 có hình dáng rất đặc trưng của những máy bay thế hệ thứ 5.

Với việc ra mắt này đã xếp Iran trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc chế tạo thành công máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 lúc đó.

Không chỉ dùng lại ở mô hình, Qager-313 còn có cả nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất, thậm chí còn có nguyên mẫu được phi công điều khiển chạy trên mặt đất.

Tuy vậy phía Mỹ cho rằng đây thực chất chỉ là mô hình nhưng có thể chạy được trên mặt đất chứ không phải là nguyên mẫu một chiến đấu cơ đúng nghĩa.

Ông David Cenicotti, chuyên gia hàng không của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, thực tế Qaher-313 chỉ là máy bay mô hình.

Truyền thông nhà nước Iran ngay lập tức "phản pháo" bằng việc tung ra một đoạn video về chiếc Qaher-313 đang chạy trên đường băng.

Truyền thông nhà nước Iran ngay lập tức "phản pháo" bằng việc tung ra một đoạn video về chiếc Qaher-313 đang chạy trên đường băng.

Tiếp sau đó, truyền thông liền tung ra một đoạn clip ngắn cho thấy chiếc Qaher-313 đang thao diễn trên không, nhưng ngay sau đó giới chuyên gia phân tích đây chỉ là một chiếc UAV mô hình.

Cuối cùng Iran cũng phải thừa nhận rằng đoạn clip Qaher-313 đang bay chỉ là mẫu UAV cỡ nhỏ được làm để đánh giá tính năng khí động học chứ không phải là nguyên mẫu máy bay mới của họ.

Khi Qaher-313 được đưa ra trình diễn, nhiều nhà phân tích kỹ thuật quân sự cho rằng loại máy bay này dù gây ấn tượng khi chúng mang dáng dấp tiêm kích tương lại, nhưng lại tồn tại quá nhiều yếu tố phi lý trong thiết kế khí động học.

Đầu tiên là phần cửa hút khí động cơ quá nhỏ nằm ở hai bên hông buồng lái. Với cửa hút khí này sẽ không đảm bảo hiệu suất cho động cơ hoạt động.

Thứ đến là cánh nâng chính quá ngắn và quá nhỏ, điều này sẽ khó giúp máy bay đạt lực nâng khi bay.

Buồng lái quá nhỏ để có thể trang bị các thiết bị điện tử hiện đại giống như các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.

Hình chụp cận cảnh buồng lái chiếc Qaher-313 cho thấy chúng quá đơn giản, điều này còn không làm liên tưởng tới buồng lái chiến đấu cơ thông thường, chứ chưa nói đến buồng lái phức tạp của dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

Hình chụp cận cảnh buồng lái chiếc Qaher-313 cho thấy chúng quá đơn giản, điều này còn không làm liên tưởng tới buồng lái chiến đấu cơ thông thường, chứ chưa nói đến buồng lái phức tạp của dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

Ống xả động cơ đưa sâu vào trong nhưng không có lối thoát khí, cũng không được gia cường bằng thiết bị chống nhiệt. Vì thế khi động cơ hoạt động có thể làm nóng chảy toàn bộ khung của máy bay.

Điều bất ngờ hơn nữa là ngoài chỗ khung kính buồng lái có sự xuất hiện của đinh tán, còn lại gần như toàn thân máy bay trơn láng, không có sự xuất hiện của đinh tán vốn là điều bắt buộc phải xuất hiện trên chiến đấu cơ.

Giới quan sát cho rằng, nguyên mẫu Qaher-313 có lẽ được làm bằng nhựa có thể nhìn thấy sáng bóng ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.

Sau khi nghiên cứu kỹ, Qaher-313 cũng bị bóc mẽ là khung chiếc F-5 sao chép từ Mỹ.

Sau đó được đắp một lớp áo mới cho ra hình dáng tiêm kích thế hệ thứ 5 chứ không phải chiến đấu cơ đúng nghĩa.

Dù Qaher-313 sẽ khó trở thành tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đúng nghĩa, nhưng việc biến chúng thành một UAV sát thủ lại là điều có khả năng thành hiện thực.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/iran-dinh-chuyen-may-bay-tang-hinh-qaher-313-thanh-uav-chien-dau-post531736.antd