Iran trưng bày mảnh vỡ UAV đắt hơn cả F-35 và nỗi uất hận của Mỹ

Một phần thân chiếc RQ-4N được trưng bày không lâu sau khi Iran tuyên bố thu được nhiều mảnh vỡ máy bay Mỹ trong lãnh hải. Việc bị Tehran bắn hạ chiếc siêu cơ trinh sát không người lái có giá đắt hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 là cú sốc lớn của Mỹ.

 Truyền hình nhà nước Iran vừa công bố ảnh các mảnh vỡ máy bay không người lái (UAV) RQ-4N của Mỹ bị Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắn rơi trước đó một ngày.

Truyền hình nhà nước Iran vừa công bố ảnh các mảnh vỡ máy bay không người lái (UAV) RQ-4N của Mỹ bị Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắn rơi trước đó một ngày.

 Phần lớn mảnh vỡ được trưng bày thuộc phần vỏ máy bay, còn các bộ phận quan trọng như động cơ và cảm biến hiện đại trên chiếc UAV không xuất hiện.

Phần lớn mảnh vỡ được trưng bày thuộc phần vỏ máy bay, còn các bộ phận quan trọng như động cơ và cảm biến hiện đại trên chiếc UAV không xuất hiện.

Iran không nói rõ nước này còn nắm giữ các bộ phận khác của chiếc RQ-4N hay không.

 Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hôm 21-06 cho biết quân đội nước này đã thu được một số mảnh vỡ máy bay trong lãnh hải Iran nhưng không cung cấp thông tin chi tiết

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hôm 21-06 cho biết quân đội nước này đã thu được một số mảnh vỡ máy bay trong lãnh hải Iran nhưng không cung cấp thông tin chi tiết

 Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) trước đó cũng tuyên bố đang nỗ lực thu hồi xác chiếc UAV mà họ cho là bị bắn rơi bên ngoài không phận Iran và rơi xuống vùng biển quốc tế.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) trước đó cũng tuyên bố đang nỗ lực thu hồi xác chiếc UAV mà họ cho là bị bắn rơi bên ngoài không phận Iran và rơi xuống vùng biển quốc tế.

 Mỹ đến nay chưa công bố bằng chứng cho thấy họ đã vớt được xác máy bay này.

Mỹ đến nay chưa công bố bằng chứng cho thấy họ đã vớt được xác máy bay này.

 Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht Ravanchi hôm qua gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cáo buộc Mỹ có "hành động gây hấn nguy hiểm" khi cho UAV bay qua eo biển Hormuz trong chế độ tàng hình hoàn toàn.

Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht Ravanchi hôm qua gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cáo buộc Mỹ có "hành động gây hấn nguy hiểm" khi cho UAV bay qua eo biển Hormuz trong chế độ tàng hình hoàn toàn.

 "Nó đã tắt các thiết bị nhận diện và rõ ràng đang thực hiện chiến dịch do thám", đại sứ Ravanchi nói thêm. Hình ảnh phần còn lại của chiếc UAV tối tân bị Iran bắn rơi.

"Nó đã tắt các thiết bị nhận diện và rõ ràng đang thực hiện chiến dịch do thám", đại sứ Ravanchi nói thêm. Hình ảnh phần còn lại của chiếc UAV tối tân bị Iran bắn rơi.

 Quân đội Mỹ xác nhận UAV bị Iran bắn rơi là một chiếc RQ-4N "BAMS-D", nguyên mẫu thử nghiệm của dòng MQ-4C Triton.

Quân đội Mỹ xác nhận UAV bị Iran bắn rơi là một chiếc RQ-4N "BAMS-D", nguyên mẫu thử nghiệm của dòng MQ-4C Triton.

Tehran cáo buộc chiếc RQ-4N đã xâm phạm không phận, trong khi Washington cho rằng nó bị bắn hạ tại vị trí cách bờ biển Iran 34 km, thuộc không phận quốc tế.

Vụ bắn rơi UAV làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột Mỹ - Iran.

 Truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn kế hoạch không kích các mục tiêu ở Iran, nhưng sau đó rút lại mệnh lệnh vào phút chót.

Truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn kế hoạch không kích các mục tiêu ở Iran, nhưng sau đó rút lại mệnh lệnh vào phút chót.

 Ông Trump sau đó tuyên bố đây là sự cố "con sâu làm rầu nồi canh", cho rằng vụ bắn rơi UAV Mỹ không phải hành động cố ý và được thực hiện bởi "ai đó ngu ngốc và không biết kiềm chế".

Ông Trump sau đó tuyên bố đây là sự cố "con sâu làm rầu nồi canh", cho rằng vụ bắn rơi UAV Mỹ không phải hành động cố ý và được thực hiện bởi "ai đó ngu ngốc và không biết kiềm chế".

 Tuyên bố này của ông Trump nhiều khả năng sẽ làm hạ nhiệt đáng kể tình hình ở Trung Đông.

Tuyên bố này của ông Trump nhiều khả năng sẽ làm hạ nhiệt đáng kể tình hình ở Trung Đông.

 Trong khi đó giới quan sát nhận định việc bị mất chiếc RQ-4N là cú sốc lớn cho Mỹ trong bối cảnh tình hình Trung Đông ngày càng phức tạp.

Trong khi đó giới quan sát nhận định việc bị mất chiếc RQ-4N là cú sốc lớn cho Mỹ trong bối cảnh tình hình Trung Đông ngày càng phức tạp.

 RQ-4N Global Hawk vừa bị Iran bắn hạ là một trong những máy bay không người lái đắt nhất thế giới với đơn giá tới 130 triệu USD, đắt hơn tiêm kích tàng hình F-35.

RQ-4N Global Hawk vừa bị Iran bắn hạ là một trong những máy bay không người lái đắt nhất thế giới với đơn giá tới 130 triệu USD, đắt hơn tiêm kích tàng hình F-35.

 Nếu tính cả chi phí phát triển giá thành của mỗi chiếc sẽ lên tới 227 triệu USD/chiếc, đưa nó trở thành máy bay không người lái đắt nhất thế giới đang hoạt động.

Nếu tính cả chi phí phát triển giá thành của mỗi chiếc sẽ lên tới 227 triệu USD/chiếc, đưa nó trở thành máy bay không người lái đắt nhất thế giới đang hoạt động.

 Đơn giá của RQ-4 đắt hơn khoảng 34 triệu so với tiêm kích tàng hình F-35. Sở dĩ RQ-4 trở nên đắt đỏ là vì những thiết bị điện tử mà nó được trang bị cho nhiệm vụ trinh sát tầm xa.

Đơn giá của RQ-4 đắt hơn khoảng 34 triệu so với tiêm kích tàng hình F-35. Sở dĩ RQ-4 trở nên đắt đỏ là vì những thiết bị điện tử mà nó được trang bị cho nhiệm vụ trinh sát tầm xa.

 Bên cạnh thiết bị, phần mềm của RQ-4 cũng rất phức tạp. Để giám sát từ xa hoạt động của Global Hawk trong thời gian dài, người ta trang bị cho nó hệ thống kiểm soát nhiệm vụ độc đáo. Hệ thống gồm phần tử khởi động và thu hồi (LRE) và phần tử giám sát nhiệm vụ (MCE).

Bên cạnh thiết bị, phần mềm của RQ-4 cũng rất phức tạp. Để giám sát từ xa hoạt động của Global Hawk trong thời gian dài, người ta trang bị cho nó hệ thống kiểm soát nhiệm vụ độc đáo. Hệ thống gồm phần tử khởi động và thu hồi (LRE) và phần tử giám sát nhiệm vụ (MCE).

 Trong đó LRE được sử dụng để truyền tải dữ liệu chuyến bay, dẫn hướng quán tính và GPS, kiểm soát quá trình cất và hạ cánh, giám sát hoạt động chuyến bay. MCE được sử dụng để kiểm soát các hệ thống cảm biến của RQ-4.

Trong đó LRE được sử dụng để truyền tải dữ liệu chuyến bay, dẫn hướng quán tính và GPS, kiểm soát quá trình cất và hạ cánh, giám sát hoạt động chuyến bay. MCE được sử dụng để kiểm soát các hệ thống cảm biến của RQ-4.

 Phần lớn quá trình làm nhiệm vụ của RQ-4 diễn ra tự động. Global Hawk là máy bay do thám nên phần lớn đường bay của nó đã được lập trình sẵn. Tại trung tâm điều khiển cách máy bay hàng nghìn kilomet, phi công chủ yếu giám sát mà ít can thiệp vào đường bay, trừ các tình huống đặc biệt.

Phần lớn quá trình làm nhiệm vụ của RQ-4 diễn ra tự động. Global Hawk là máy bay do thám nên phần lớn đường bay của nó đã được lập trình sẵn. Tại trung tâm điều khiển cách máy bay hàng nghìn kilomet, phi công chủ yếu giám sát mà ít can thiệp vào đường bay, trừ các tình huống đặc biệt.

 Theo Không quân Mỹ, tính đến năm 2017, họ đang vận hành 33 chiếc RQ-4, trừ đi chiếc vừa bị Iran bắn rơi còn 32 chiếc. Ban đầu, Không quân Mỹ dự định mua 63 máy bay RQ-4, nhưng sau đó giảm xuống còn 45.

Theo Không quân Mỹ, tính đến năm 2017, họ đang vận hành 33 chiếc RQ-4, trừ đi chiếc vừa bị Iran bắn rơi còn 32 chiếc. Ban đầu, Không quân Mỹ dự định mua 63 máy bay RQ-4, nhưng sau đó giảm xuống còn 45.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-iran-trung-bay-manh-vo-uav-dat-hon-ca-f35-va-noi-uat-han-cua-my/815050.antd