Kế hoạch lớn về nguồn nước sạch cho người dân nông thôn ở Tây Ninh

Tây Ninh đặt mục tiêu hỗ trợ hệ thống xử lý nước cho 6.684 hộ dân nông thôn, với kinh phí 40 tỉ đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) tỉnh Tây Ninh, cho biết thời gian qua, tỉnh đã đầu tư nhiều dự án vào cơ sở hạ tầng nước sạch bao gồm việc xây dựng và nâng cấp các trạm cấp nước, hệ thống đường ống dẫn nước, các nhà máy xử lý nước bằng công nghệ hiện đại.

Nhà máy xử lý nước ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Nhà máy xử lý nước ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Không còn lo thiếu nước sạch

Nghị quyết 56/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tây Ninh cũng đặt mục tiêu hỗ trợ hệ thống xử lý nước cho 6.684 hộ dân nông thôn, với kinh phí 40 tỉ đồng.

Nhân viên đang vận hành hệ thống xử lý nước

Nhân viên đang vận hành hệ thống xử lý nước

Bên cạnh đó, hỗ trợ giá nước sạch 4.000 đồng/m³ cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và 3.000 đồng/m³ cho các hộ nông thôn khác, với định mức tối đa 10m³/hộ/tháng.

Hệ thống xử lý nước sạch

Hệ thống xử lý nước sạch

Điển hình là dự án "Nâng cấp hệ thống cấp nước khu dân cư ấp Ninh Hưng 2, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu đã giúp người dân địa phương không còn lo tình trạng thiếu nước sạch như nhiều năm qua.

Nhân viên kiểm tra nguồn nước tại các hộ gia đình

Nhân viên kiểm tra nguồn nước tại các hộ gia đình

Ông Đoàn Tấn Hải, Quản lý nhà máy nước xã Chà Là thông tin công trình này được xây dựng từ năm 2006, với công suất thiết kế 100m3/ngày, do nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày một tăng cao, hiện nay công trình cấp nước đã vượt công suất thiết kế.

Tây Ninh cũng đặt mục tiêu hỗ trợ hệ thống xử lý nước cho 6.684 hộ dân nông thôn, với kinh phí 40 tỉ đồng

Tây Ninh cũng đặt mục tiêu hỗ trợ hệ thống xử lý nước cho 6.684 hộ dân nông thôn, với kinh phí 40 tỉ đồng

Năm 2022, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh giao 2,5 tỉ đồng để nâng cấp nhà máy và hệ thống cấp nước gồm các hạng mục chính như: Bổ sung giếng khoan; đầu tư cụm xử lý 20m3/h; cải tạo nhà hóa chất; xây mới trạm bơm cấp 2; cải tạo cụm xử lý hiện hữu, bể chứa nước thành bể chứa bùn; mở rộng 991m tuyến ống cấp nước,...

Hiện nhà máy giúp người dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trên 65%, giúp xã Chà Là hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Bà Nguyễn Thị Hựu (người dân địa phương) vui mừng vì trước đây gia đình bà phải sống chung với nguồn nước nhiễm phèn, dù đã xử lý nhiều cách nhưng vẫn không cải thiện được.

Tây Ninh đang phấn đấu đến năm 2030, 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 85%...

Tây Ninh đang phấn đấu đến năm 2030, 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 85%...

"Vào mùa khô tôi phải mua nước sạch để dùng với giá từ 60.000 đến 80.000 đồng/m³. Từ khi có nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn từ nhà máy gia đình tôi và người dân trong khu vực được sử dụng nước sạch với giá rẻ hơn nhiều"- bà Hựu chia sẻ.

Đầu tư xây mới các công trình quy mô lớn

Được biết, toàn tỉnh Tây Ninh hiện có 79 công trình cấp nước. Kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, nâng công suất các công trình cấp nước từ nguồn ngân sách tỉnh, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cấp nước đã được hiện đại hóa bằng công nghệ tiên tiến.

Hệ thống cấp nước Mộc Bài ở xã biên giới An Thạnh, huyện Bến Cầu được biết đến là một trong những công trình quy mô lớn và hiện đại bật nhất tỉnh Tây Ninh. Với công suất cấp nước 7.000 m3/ngày, đêm, Trung tâm đã ứng dụng công nghệ tự động hóa qua hệ thống thông minh SCADA. Hệ thống này có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị trong toàn bộ nhà máy, việc giám sát thời gian thực cho phép phát hiện sớm các sự cố như rò rỉ, mất điện hoặc trục trặc máy móc, để có thể nhanh chóng khắc phục.

Niềm vui của người dân khi không còn sợ thiếu nước sạch

Niềm vui của người dân khi không còn sợ thiếu nước sạch

Ngoài ra, trong quá trình vận hành được tự động hóa từ lọc nước, bơm nước, cho đến xử lý và phân phối nước. Điều này không chỉ giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công, giảm sai sót do con người và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như năng lượng và hóa chất giúp nhà máy hoạt động bền vững hơn, bảo vệ môi trường.

Đặc biệt là đầu tư hạ tầng để mọi người dân, nhất là những hộ nghèo, hộ khó khăn tiếp cận nước sạch.

Với những công trình đầu tư trọng tâm, các chính sách thiết thực đã và đang mang lại những thay đổi lớn cho diện mạo nông thôn Tây Ninh. Nhờ đó, nhiều gia đình ở nông thôn giờ đây không còn phải sử dụng nước nhiễm phèn hay mua nước với giá cao, thay vào đó là nguồn nước sạch ổn định, đáng tin cậy.

Một người dân kiểm tra hệ thống nước sạch

Một người dân kiểm tra hệ thống nước sạch

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện các công trình cấp nước theo hướng hiện đại, đồng bộ, gắn với hệ thống giám sát vận hành công trình. Bên cạnh đó, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh, đề xuất đầu tư xây mới các công trình cấp nước có quy mô lớn, mang tính đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với các công trình cấp nước hiện hữu để công trình hoạt động hiệu quả, bền vững.

Tỉnh Tây Ninh đang phấn đấu đến năm 2030, 100% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 85%; tỉ lệ thất thoát nước sạch bình quân từ 15% trở xuống.

Bài và ảnh: SỸ HƯNG

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/ke-hoach-lon-ve-nguon-nuoc-sach-cho-nguoi-dan-nong-thon-o-tay-ninh-196241106113602717.htm