Kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ hành động để tránh đổ máu ở Myanmar

c phái viên của Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener kêu gọi Hội đồng Bảo an sớm hành động để tránh đổ máu tại Myanmar.

Tình hình xung đột tại Myanmar đang diễn ra căng thẳng khi lực lượng an ninh hành động mạnh mẽ, quyết liệt đối với những người biểu tình - Ảnh: AP

Bài liên quan

Mỹ mở rộng trừng phạt Myanmar, đe dọa loại bỏ thuế quan ưu đãi

Nhật Bản đình chỉ viện trợ mới cho Myanmar vì đảo chính quân sự

Myanmar: 14 người biểu tình thiệt mạng trong ngày 29/3

Phát biểu trong một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư rằng (31/3), bà Christine Schraner Burgener nói rằng “một cuộc tắm máu sắp xảy ra” vì quân đội tăng cường đàn áp những người biểu tình chống đảo chính.

Bà Schraner Burgener cho biết trong một phiên họp kín của hội đồng gồm 15 thành viên rằng quân đội nắm chính quyền ở Myanmar vào ngày 1 tháng 2 không đủ khả năng quản lý đất nước và cảnh báo tình hình trên thực tế sẽ chỉ tồi tệ hơn, theo các bình luận chia sẻ với các phóng viên.

“Hãy xem xét tất cả các công cụ hiện có để thực hiện hành động tập thể và làm những gì đúng, những gì người dân Myanmar xứng đáng và ngăn chặn thảm họa đa chiều ở trung tâm châu Á”, Bà nói.

Hội đồng phải xem xét “hành động quan trọng tiềm tàng” để đảo ngược tiến trình của các sự kiện vì “một cuộc tắm máu sắp xảy ra”, Schraner Burgener nhấn mạnh.

Vương quốc Anh đã yêu cầu tổ chức cuộc họp tại Liên Hợp Quốc ở New York để đối phó với tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ở Myanmar.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, ít nhất 521 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính, 141 người trong số đó vào thứ Bảy (27/3), ngày đẫm máu nhất kể từ khi xảy ra đảo chính.

Giao tranh cũng bùng phát giữa quân đội và các dân tộc thiểu số nổi dậy ở các vùng biên cương. Những người tị nạn chạy trốn khỏi tình trạng hỗn loạn đang tìm kiếm sự an toàn ở các nước láng giềng.

“Những hành động bạo lực này của quân đội là hoàn toàn không thể chấp nhận được và cần một thông điệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế”, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc, Barbara Woodward, cho biết trong một cuộc họp báo sau phiên họp hội đồng.

Bà nói thêm, Hội đồng Bảo an “nên đóng vai trò của mình” trong một phản ứng quốc tế.

Hội đồng Bảo an cho đến nay đã đưa ra hai tuyên bố bày tỏ quan ngại và lên án bạo lực chống lại những người biểu tình, nhưng bỏ ngôn ngữ lên án cuộc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính và đe dọa có thể có thêm hành động.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/keu-goi-hoi-dong-bao-an-lhq-hanh-dong-de-tranh-do-mau-o-myanmar-post125917.html