'Khắc tinh' phòng đột quỵ đón tết an vui cho người trên tuổi 50

Tết là cơ hội để gia đình, anh em, bạn bè tụ họp, chúc nhau một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Và cũng trong dịp này, do phải đi lại nhiều trong thời tiết giá lạnh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng thất thường nên nhịp sinh học của nhiều người bị đảo lộn, gây ra nhiều bệnh tật. Đặc biệt với những người có tiền sử tiểu đường, mỡ máu cao, tim mạch hay huyết áp cao dễ bị đột quỵ trong thời gian này.

Ở nước ta thời tiết thay đổi lại trùng vào dịp tết nếu chúng ta không giữ gìn sức khỏe tốt, uống nhiều rượu bia, thức đêm, không uống thuốc đầy đủ sẽ tăng nguy cơ gặp những sự cố về sức khỏe trong những ngày tết. Riêng ở miền Nam, mặc dù thời tiết nóng quanh năm nhưng trong dịp tết thời tiết cũng chuyển lạnh, do đó chúng ta cần chủ động phòng ngừa.

Ngày lễ Tết với nhiều món ăn dầu mỡ, sinh hoạt không điều độ kèm thời tiết lạnh khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. (Ảnh minh họa)

Ngày lễ Tết với nhiều món ăn dầu mỡ, sinh hoạt không điều độ kèm thời tiết lạnh khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. (Ảnh minh họa)

Sinh hoạt điều độ - đột quỵ tránh xa

Giữ ấm cơ thể là nguyên tắc đầu tiên cần nằm lòng, bởi cơ thể một khi cảm thấy lạnh thì mạch giãn, máu quánh và huyết áp, nhịp tim tự động tăng lên... dễ dẫn đến đột quỵ. Do đó, lúc ở nhà nên mặc đủ áo ấm, đeo tất, có thể xức dầu làm nóng người. Khi ra ngoài du xuân cần đội thêm mũ, quàng khăn, đeo găng tay và khẩu trang để tránh gió lùa vào cổ, gáy, đầu.

Các bậc cha mẹ U50 cũng thường bộn bề nhiều việc phải lo ngày tết, song chớ nên lo quá sức khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, bực bội mà ngã quỵ trước thềm năm mới. Tuổi này cần chú ý ngủ sớm, ngủ đủ, ngủ trong phòng kín gió. Nửa đêm hoặc rạng sáng thức giấc phải tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm. Trời giá rét, nên tắm sớm, tắm nước ấm, tắm nơi kín gió, không nên tắm và gội đầu cùng lúc, tránh tắm muộn sau 22 giờ.

Ăn uống lành mạnh mùa lễ tết - đột quỵ không có “cửa”!

Trời lạnh khiến các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Song nếu chăm chỉ uống nước ấm hoặc canh, súp nóng mỗi ngày, bạn có thể hạn chế được điều này. Mỡ máu cao cũng gây ra hiện tượng tương tự. Do đó, tết này nên bớt ăn các món dầu mỡ, chiên xào dù có cảm thấy ngon miệng chăng nữa. Nếu ăn uống thả ga sẽ làm tăng cholesterol trong máu, kết hợp với các yếu tố khác tạo cục máu đông, gây đột quỵ.

Tết vui nhưng đừng lạm dụng rượu bia, bởi trời lạnh thì khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, chất cồn lưu lại trong máu rất lâu, làm tăng huyết áp và gián tiếp dẫn tới cơn đột quỵ. Ngoài ra, người huyết áp cao nên tránh nhiều muối, người tiểu đường nên bớt bánh kẹo hảo ngọt. Thứ nên ăn nhiều dịp tết là rau xanh, trái cây tươi, natto (đỗ tương lên men), gạo đỏ, gia vị cay ấm... giúp tăng miễn dịch, bổ sung chất chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ tim mạch.

Duy trì tập thể dục - đánh bại đột quỵ!

Không chỉ khi mùa lễ tết, người ngoài 50 tuổi vẫn nên dành 15-30 phút mỗi ngày duy trì thói quen tập thể dục. Các bài vận động nhẹ nhàng không chỉ nâng cao sức khỏe, giải tỏa lo âu, mà còn tập luyện hệ tim mạch thêm dẻo dai, lưu thông dòng máu ngừa cục máu đông và tiêu hao mỡ máu có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên vào ngày lạnh giá, nên tập thể dục trong nhà để đảm bảo sức khỏe. Nếu thể dục ngoài trời, tốt nhất tránh tập vào buổi sáng sớm, chuyển sang tập vào buổi chiều hoặc khi trời có nắng. Đừng cố gắng tập luyện quá gắng sức, bởi nếu mồ hôi đổ nhiều kết hợp với gió lạnh thổi vào mặt hoặc luồn vào cơ thể thì lại khá nguy hại.

Bổ sung sản phẩm phòng đột quỵ đạt chuẩn JNKA - đột quỵ tránh xa!

Đột quỵ mùa lạnh có đến 85% nguyên nhân đến từ cục máu đông. Ngay cả cục máu đông cực nhỏ cũng có thể nhởn nhơ di chuyển khắp cơ thể nhiều ngày, tích tụ lớn dần lên và chặn nguồn tưới máu đến não. Để ngăn ngừa cục máu đông từ khi chỉ là sợi tơ huyết, người tuổi 50 nên bổ sung thêm sản phẩm phòng đột quỵ chứa nattokinase và gạo đỏ lên men.

- Nattokinase có khả năng góp phần làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch máu não, nguyên nhân gây ra 80% - 85% số ca đột quỵ. Bên cạnh đó, Nattokinase mạnh hơn enzym Plasmin nội sinh, sau khi vào cơ thể sẽ hỗ trợ làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa làm tiêu tan sợi tơ huyết, rút ngắn thời gian phân hủy cục máu đông, cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.

- Nhờ giảm cholesterol, mà men gạo đỏ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên gấp bội. Theo Healthline, chúng còn có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm các hội chứng chuyển hóa khác (tiểu đường, huyết áp cao...), ngăn ngừa ung thư và hơn thế nữa.

Cần chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ đột quỵ để đón Tết trọn vẹn và an vui hơn

Cần chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ đột quỵ để đón Tết trọn vẹn và an vui hơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/khac-tinh-phong-dot-quy-don-tet-an-vui-cho-nguoi-tren-tuoi-50-n186618.html