Khai quật ngôi mộ cổ 7.600 tuổi, hé lộ bí mật bất ngờ

Các chuyên gia cho hay cuộc khai quật tại Đồi Domuztepe ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện những ngôi mộ cổ chứa hài cốt của 3 trẻ em có niên đại khoảng 7.600 tuổi. Từ đây, tập tục chôn cất của người Anatolian được hé lộ.

Trong cuộc khai quật tại Đồi Domuztepe ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã có một khám phá quan trọng. Họ đã phát hiện những ngôi mộ cổ chứa hài cốt của 3 trẻ em có niên đại khoảng 7.600 tuổi.

Trong cuộc khai quật tại Đồi Domuztepe ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã có một khám phá quan trọng. Họ đã phát hiện những ngôi mộ cổ chứa hài cốt của 3 trẻ em có niên đại khoảng 7.600 tuổi.

Theo các nhà khảo cổ, những chiếc vòng bạc cũng được tìm thấy trong mộ cổ. Họ cho rằng chúng có thể được đeo ở tay 3 đứa trẻ.

Theo các nhà khảo cổ, những chiếc vòng bạc cũng được tìm thấy trong mộ cổ. Họ cho rằng chúng có thể được đeo ở tay 3 đứa trẻ.

Tiến sĩ Halil Tekin, phó giáo sư khoa khảo cổ học tại Đại học Hacettepe, là người chỉ đạo cuộc khai quật. Ông cho hay địa điểm phát hiện khu mộ trên từng là một khu định cư cổ đại có người ở vào khoảng năm 6400 trước Công nguyên và bị bỏ hoang vào khoảng 1.000 năm sau.

Tiến sĩ Halil Tekin, phó giáo sư khoa khảo cổ học tại Đại học Hacettepe, là người chỉ đạo cuộc khai quật. Ông cho hay địa điểm phát hiện khu mộ trên từng là một khu định cư cổ đại có người ở vào khoảng năm 6400 trước Công nguyên và bị bỏ hoang vào khoảng 1.000 năm sau.

Kết quả kiểm tra 3 bộ hài cốt cho thấy một thi hài thuộc về đứa trẻ qua đời khi khoảng 6 - 7 tuổi và một trẻ sơ sinh. Bộ hài cốt thứ ba chưa xác định được độ tuổi chính xác.

Kết quả kiểm tra 3 bộ hài cốt cho thấy một thi hài thuộc về đứa trẻ qua đời khi khoảng 6 - 7 tuổi và một trẻ sơ sinh. Bộ hài cốt thứ ba chưa xác định được độ tuổi chính xác.

Trong cuộc khai quật này, nhóm của Tiến sĩ Halil cũng tìm thấy các silo thời Đồ đá dùng để lưu trữ ngũ cốc.

Trong cuộc khai quật này, nhóm của Tiến sĩ Halil cũng tìm thấy các silo thời Đồ đá dùng để lưu trữ ngũ cốc.

Từ những khám phá này, các nhà nghiên cứu cố gắng giải mã cuộc sống của người Anatolian. Họ là những người từng sống gần Đồi Domuztepe vào khoảng 7.600 năm trước.

Từ những khám phá này, các nhà nghiên cứu cố gắng giải mã cuộc sống của người Anatolian. Họ là những người từng sống gần Đồi Domuztepe vào khoảng 7.600 năm trước.

Theo nhóm nghiên cứu, những chiếc vòng có thể được đeo ở tay của những đứa trẻ đánh dấu một truyền thống văn hóa quan trọng của cộng đồng Anatolian thời xưa. Việc phân tích tỉ mỉ những hiện vật này sẽ cung cấp thông tin về vật liệu và kỹ thuật được người xưa sử dụng để chế tác trang sức.

Theo nhóm nghiên cứu, những chiếc vòng có thể được đeo ở tay của những đứa trẻ đánh dấu một truyền thống văn hóa quan trọng của cộng đồng Anatolian thời xưa. Việc phân tích tỉ mỉ những hiện vật này sẽ cung cấp thông tin về vật liệu và kỹ thuật được người xưa sử dụng để chế tác trang sức.

Tiến sĩ Tekin cho hay thi hài 3 đứa trẻ được tìm thấy gần ngôi nhà mà nhóm của ông đang khai quật. Từ thời kỳ Đồ đá cho đến thời kỳ sau, nếu tìm thấy tàn tích một ngôi nhà có lò sưởi thì có khả năng cao sẽ tìm thấy mộ của trẻ em ở bên trong hoặc bên ngoài căn nhà.

Tiến sĩ Tekin cho hay thi hài 3 đứa trẻ được tìm thấy gần ngôi nhà mà nhóm của ông đang khai quật. Từ thời kỳ Đồ đá cho đến thời kỳ sau, nếu tìm thấy tàn tích một ngôi nhà có lò sưởi thì có khả năng cao sẽ tìm thấy mộ của trẻ em ở bên trong hoặc bên ngoài căn nhà.

“Lò sưởi rất quan trọng ở Anatolia. Chúng tôi nghĩ rằng, người xưa chôn trẻ sơ sinh và trẻ em gần lò sưởi vì không muốn mối liên hệ với gia đình bị cắt đứt khi chúng qua đời”, Tiến sĩ Tekin cho hay.

“Lò sưởi rất quan trọng ở Anatolia. Chúng tôi nghĩ rằng, người xưa chôn trẻ sơ sinh và trẻ em gần lò sưởi vì không muốn mối liên hệ với gia đình bị cắt đứt khi chúng qua đời”, Tiến sĩ Tekin cho hay.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.

Tâm Anh (theo Allthatsinteresting, Turkiyetoday, Arkeonews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khai-quat-ngoi-mo-co-7600-tuoi-he-lo-bi-mat-bat-ngo-2032500.html