Khám phá di tích lịch sử Cổng Trời

Ở tỉnh Quảng Bình có một di tích lịch sử khá đặc biệt mang tên 'Cổng Trời' với cảnh quan hùng vĩ gắn với những chiến công bất diệt của quân đội ta.

Di tích lịch sử Cổng Trời nằm trên tuyến đường Quốc lộ 12A, ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tầm 7 Km. Nơi đây ghi dấu những chiến công của quân đội ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. Cổng Trời được hình thành bởi 2 tảng đá lớn tự nhiên, tựa thế khép đầu vào nhau, tạo thành vòm cửa lớn. Xung quang núi non hùng vĩ, cây cối xanh tươi bao bọc lấy di tích.

Di tích lịch sử Cổng Trời nằm trên tuyến đường Quốc lộ 12A, ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tầm 7 Km. Nơi đây ghi dấu những chiến công của quân đội ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước. Cổng Trời được hình thành bởi 2 tảng đá lớn tự nhiên, tựa thế khép đầu vào nhau, tạo thành vòm cửa lớn. Xung quang núi non hùng vĩ, cây cối xanh tươi bao bọc lấy di tích.

Tấm bia đá dưới di tích Cổng Trời khắc ghi những chiến công bất diệt viết "Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh, Cổng Trời quốc lộ 12 nối đường Hồ Chí Minh Đông - Tây Trường Sơn. Cụm trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ngăn chặn ác liệt từ 1965 - 1973. Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh, La Trọng. Trận địa pháo phòng không nổi tiếng của tiểu đoàn Nguyễn Viết Xuân anh hùng, chỉ huy sở binh trạm 12.

Tấm bia đá dưới di tích Cổng Trời khắc ghi những chiến công bất diệt viết "Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh, Cổng Trời quốc lộ 12 nối đường Hồ Chí Minh Đông - Tây Trường Sơn. Cụm trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ngăn chặn ác liệt từ 1965 - 1973. Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh, La Trọng. Trận địa pháo phòng không nổi tiếng của tiểu đoàn Nguyễn Viết Xuân anh hùng, chỉ huy sở binh trạm 12.

Cổng Trời đứng sừng sững hiên ngang, như nghiêng mình bảo vệ từng đoàn quân, đoàn xe chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây được xem như là "tọa độ lửa" khi giặc Mỹ đã điên cuồng ném bom đánh phá nhằm cắt đứt tuyến đường chi viện cho miền Nam.

Cổng Trời đứng sừng sững hiên ngang, như nghiêng mình bảo vệ từng đoàn quân, đoàn xe chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây được xem như là "tọa độ lửa" khi giặc Mỹ đã điên cuồng ném bom đánh phá nhằm cắt đứt tuyến đường chi viện cho miền Nam.

Để tri ân những mất mát hi sinh, ngay dưới di tích Cổng Trời đã được xây dựng các điểm dâng hương tưởng nhớ, hệ thống cây xanh bao phủ chở che cả di tích này.

Để tri ân những mất mát hi sinh, ngay dưới di tích Cổng Trời đã được xây dựng các điểm dâng hương tưởng nhớ, hệ thống cây xanh bao phủ chở che cả di tích này.

Hai phiến đá lớn tựa đầu vào nhau tạo thành chiếc cổng, phía dưới là tuyến đường 12 A đi lên Cửa khẩu quốc tế Cha Lo đi sang nước bạn Lào.

Hai phiến đá lớn tựa đầu vào nhau tạo thành chiếc cổng, phía dưới là tuyến đường 12 A đi lên Cửa khẩu quốc tế Cha Lo đi sang nước bạn Lào.

Ngay phía trước di tích Cổng Trời là tấm bia đá ghi "Binh trạm 12 - Bộ đội Trường sơn vượt Cổng Trời - Cha Lo. Nơi đây Sở chỉ huy binh trạm 12, gồm các lực lượng: Bộ đội, TNXP, DCHT, đơn vị phối thuộc đã chiến đấu quả cảm, hi sinh trong khi vận chuyển lương thực, vũ khí, chuyển quân, vượt cửa khẩu Cổng Trời - Cha Lo chi viện chiến trường từ năm 1965 - 1973 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX".

Ngay phía trước di tích Cổng Trời là tấm bia đá ghi "Binh trạm 12 - Bộ đội Trường sơn vượt Cổng Trời - Cha Lo. Nơi đây Sở chỉ huy binh trạm 12, gồm các lực lượng: Bộ đội, TNXP, DCHT, đơn vị phối thuộc đã chiến đấu quả cảm, hi sinh trong khi vận chuyển lương thực, vũ khí, chuyển quân, vượt cửa khẩu Cổng Trời - Cha Lo chi viện chiến trường từ năm 1965 - 1973 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX".

Di tích Cổng Trời còn được biết đến với câu chuyện lưu truyền trong dân gian về đôi trai gái là Y Leng và Thông Ma yêu nhau, người con gái bị thuồng luồng bắt vào hang núi ở trong rừng sâu. Chàng trai vì muốn cứu người mình yêu đã dùng mọi cách nhưng không thành. 2 phiến đá là do chàng Thông Ma gánh về để lấp cửa hang nhưng bất thành, rơi xuống chụm đầu vào nhau tựa như tình yêu thủy chung giữa nàng Y Leng và Thông Ma.

Di tích Cổng Trời còn được biết đến với câu chuyện lưu truyền trong dân gian về đôi trai gái là Y Leng và Thông Ma yêu nhau, người con gái bị thuồng luồng bắt vào hang núi ở trong rừng sâu. Chàng trai vì muốn cứu người mình yêu đã dùng mọi cách nhưng không thành. 2 phiến đá là do chàng Thông Ma gánh về để lấp cửa hang nhưng bất thành, rơi xuống chụm đầu vào nhau tựa như tình yêu thủy chung giữa nàng Y Leng và Thông Ma.

Giờ đây lên với di tích Công Trời trên tuyến QL 12A là nhộn nhịp những chuyến xe giao thương giữa Việt Nam với nước bạn Lào, nơi thúc đẩy kinh tế phát triển.

Giờ đây lên với di tích Công Trời trên tuyến QL 12A là nhộn nhịp những chuyến xe giao thương giữa Việt Nam với nước bạn Lào, nơi thúc đẩy kinh tế phát triển.

Di tích lịch sử Cổng Trời vẫn sừng sững hiên ngang một thời khói lửa chiến tranh, ngày nay nhường vào đó là sự phát triển thịnh vượng nơi vùng biên cửa 2 nước Việt Nam và Lào.

Di tích lịch sử Cổng Trời vẫn sừng sững hiên ngang một thời khói lửa chiến tranh, ngày nay nhường vào đó là sự phát triển thịnh vượng nơi vùng biên cửa 2 nước Việt Nam và Lào.

Mời độc giả xem thêm video Lũ nhấn chìm đường sá, ngập hàng ngàn ngôi nhà ở Quảng Bình (THĐT)

Hoàng Lý

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/kham-pha-di-tich-lich-su-cong-troi-1769320.html