Khánh Hòa có nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa hướng dẫn đại diện tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch.

Cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa hướng dẫn đại diện tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Chương trình phát triển nhân lực giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh được cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, đơn vị cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm và tổ chức thực hiện khoa học, đồng bộ. Theo đó, tỉnh coi trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Ðội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được quy hoạch, bồi dưỡng, rèn luyện, bổ nhiệm, kiện toàn bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức trách từng lĩnh vực, vị trí công tác.

Ðến nay, khối quản lý hành chính, sự nghiệp ở tỉnh có 97,3% số cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ đại học trở lên (trong đó, 62,47% có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên) và 97,75% số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp trở lên; khối Ðảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có 90,4% số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên (trong đó, 93% số cán bộ, công chức, viên chức thuộc nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên); khối sản xuất, kinh doanh có 24,9% số người lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, 50,1% số người lao động có trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, tỷ lệ lao động làm việc trong doanh nghiệp qua đào tạo là 78,5%.

Theo khảo sát, đánh giá mới đây, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Khánh Hòa đã được nâng lên rõ rệt cả về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý điều hành, thực thi công vụ, phù hợp yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, chức danh nghề nghiệp…

* Ðến nay, tỉnh Tiền Giang có 119 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chiếm 83,21% số xã trong toàn tỉnh. Trong đó, 10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; ba đô thị được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và hai huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ðể tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh quyết định đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh phục vụ xây dựng nông thôn mới. Tập trung vào nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đưa khu vực nông thôn trở thành nơi đáng sống. Các giải pháp được triển khai là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã, bảo đảm tính thực tế, khả thi, hiệu quả, phát huy lợi thế của từng địa phương; thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã, huyện, thị xã.

Tỉnh cũng rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh; quan tâm phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/khanh-hoa-co-nhieu-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc--638699/