Khánh Hưng chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Khánh Hưng đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.

Khánh Hưng là xã thuộc vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời. Xã có 15 ấp với 4.339 hộ/18.081 khẩu, trong đó có 416 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: "Thời gian qua, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về công tác dân tộc, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, bà con dần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác trong phát triển kinh tế, có thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống”.

Với những nỗ lực chăm lo tốt đời sống cho đồng bào DTTS, cán bộ và Nhân dân xã Khánh Hưng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen tại Đại hội Đại biểu Các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Trường Giang (bên trái), Phó chủ tịch UBND xã, đại diện nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc).

Với những nỗ lực chăm lo tốt đời sống cho đồng bào DTTS, cán bộ và Nhân dân xã Khánh Hưng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen tại Đại hội Đại biểu Các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Trường Giang (bên trái), Phó chủ tịch UBND xã, đại diện nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc).

Xã Khánh Hưng luôn tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất. Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tích cực huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cấp một số tuyến giao thông nông thôn, nội đồng; hỗ trợ về nhà ở, đất ở, vốn phát triển sản xuất.

Diện mạo nông thôn mới xã Khánh Hưng ngày càng khởi sắc.

Diện mạo nông thôn mới xã Khánh Hưng ngày càng khởi sắc.

Bên cạnh tận dụng thế mạnh phát triển kinh tế của xã là sản xuất nông nghiệp, như trồng lúa, trồng đậu xanh, nuôi cá, trồng màu, xã Khánh Hưng chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, từ đó mở các lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Xã tập trung thực hiện đầy đủ, kịp thời những chính sách, chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn... theo đúng quy định, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Trường Giang cho biết thêm: “Nhìn chung, đời sống cũng như điều kiện phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc những năm qua có nhiều phát triển, giảm dần khó khăn, từng bước vươn lên thoát nghèo. Nếu như vào cuối năm 2020 hộ nghèo người dân tộc 51 hộ, hộ cận nghèo 34 hộ thì hiện nay chỉ còn 23 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 61 triệu đồng. Các hoạt động văn hóa, đời sống sinh hoạt lễ nghi truyền thống, phong tục tập quán được bà con gìn giữ, bảo tồn và phát huy”.

Ngoài chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer được xã Khánh Hưng thực hiện tốt.

Ngoài chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer được xã Khánh Hưng thực hiện tốt.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách, đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân xã Khánh Hưng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, dân chủ cơ sở không ngừng được phát huy, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương đã củng cố thêm lòng tin của đồng bào dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển./.

Quỳnh Anh

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/khanh-hung-cham-lo-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-a34722.html