Khi các công ty giải trí 'hủy hoại' danh tiếng và sự nghiệp của các nhóm nhạc họ quản lý

Nhiều Netizens cho rằng, các nhóm nhạc và nghệ sĩ dưới đây sẽ có sự nghiệp phát triển hơn nếu không nằm dưới sự quản lý tệ hại của các công ty này.

Bên cạnh những công ty giải trí Hàn Quốc đã đào tạo ra những nhóm nhạc đình đám và giúp nghệ sĩ phát triển, còn có những công ty đã gây ra không ít tổn hại tới nghệ sĩ của mình vì những hành động thiếu cẩn trọng.

1.Chrome Entertainment

Chrome Entertainment là công ty đứng sau nhóm Crayon Pop. Crayon Pop là một ví dụ tiêu biểu về hiện tượng “one hit wonder”, với ca khúc “Bar Bar Bar”. Ca khúc vô cùng nổi tiếng, nó đã đạt được một thỏa thuận hợp tác với Sony, được so sánh với “Gangnam Style” vì độ viral.

Tuy nhiên, thay vì tiếp tục kéo dài thành công này, công ty đã quyết định remix “Bar Bar Bar” và tái phát hành. Fans chán ngán về việc công ty tìm mọi cách “vắt tiền” từ một ca khúc, và cái tên Crayon Pop nhanh chóng rơi vào quên lãng.

2. TS Entertainment

BAP đã từng tranh đua với EXO khi debut để giành được thêm danh tiếng, nhưng lại gặp nhiều cản trở bởi công ty của họ, TS Entertainment, và đẩy nhóm đến bờ vực tan rã.

BAP có một hợp đồng rất lỏng lẻo với công ty, thậm chí không thể đảm bảo số lương tối thiểu cho họ, mặc dù nhóm đạt được ít nhiều thành công. Tất cả các thành viên đều đã rời khỏi công ty do cách đối xử tệ hại mà họ phải nhận.

3. Pledis Entertainment

Pledis đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng bởi cách quản lý của họ đối với các nhóm nhạc. Fans hâm mộ từng rất tức giận với cách PRISTIN bị đối xử. Họ từng được xem là nhóm nhạc tiềm năng nhất kể từ sau giai đoạn hậu I.O.I của các nhóm nhạc nữ.

PRISTIN đã thắng giải nữ tân binh của năm trong Mnet Asian Music Awards 2017, nhưng chưa từng comeback kể từ “We Like” năm 2017. Nhóm nhạc phụ PRISTIN V cũng chưa từng xuất hiện trở lại kể từ đĩa đơn “Get it” năm 2018.

Pledis đột ngột giải tán PRISTIN vào tháng 5 năm 2019, gần như tất cả các thành viên đều rời bỏ công ty.

Nu'est đã đi qua một giai đoạn giống PRISTIN trước khi xuất hiện trên Produce 101 để bắt đầu lại sự nghiệp của mình. Có vẻ như nhóm nhạc đã lấy lại phong độ trong sự nghiệp.

Quyết định của Pledis về việc thêm Kaeun vào nhóm After School, bất chấp việc không có kế hoạch comeback cho nhóm, đã được đưa ra ánh sáng khi Kaeun xuất hiện trên Produce 48.

Về After School, mặc dù Pledis chưa thông báo giải tán, nhưng nhóm cũng không có lần comeback nào suốt nhiều năm và chỉ còn Nana là thành viên duy nhất ở lại công ty.

4. YG Entertainment

YG có lẽ là một trong những công ty giải trí lớn nhất tại Hàn Quốc, mặc dù gần đây, cái tên YG luôn gắn với những vụ bê bối về cách quản lý nghệ sĩ.

Kích thước không phù hợp của đĩa nhạc BlackPink được phát hành lẫn những các đối xử tàn nhẫn với CL2NE1 là một trong những mối quan tâm lớn nhất của fans. Đã có rất nhiều người không mong muốn 2NE1 tan rã và chờ một cuộc hội ngộ của 4 nữ thần tượng. Nhưng chỉ có Sandara Park vẫn còn ký hợp đồng với YG Entertainment. CL cũng đã rời đi vào tháng 11 năm 2019.

5.MBK Entertainment

MBK Entertainment có lịch sử hoạt động khó nắm bắt. Các vụ việc gây tranh cãi pháp lý của công ty đối với T-ARA đã khiến nhiều fans tỏ ra tức giận.

Fans hâm mộ của DIA cũng phẫn nộ với cách đối xử của MBK đối với nhóm. Fans cảm giác rằng những lần comeback của nhóm ngày càng rời rạc, và sự rời bỏ của Eunjin lẫn Jenny khiến fans ngày càng tức giận. DIA đã không ra nhạc mới kể từ tháng 3 năm 2019.

Jessie Mai

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/giai-tri/5-cong-ty-giai-tri-han-quoc-da-huy-hoai-su-nghiep-cua-cac-nhom-nhac-7331189.html