Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn. Qua đó góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên sự đổi thay rõ nét ở miền núi, vùng cao.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 73,6%), được sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự vào cuộc tích cực của nhân dân trong huyện, năm 2024, Định Hóa đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Trong ảnh: Một góc trung tâm huyện.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 73,6%), được sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự vào cuộc tích cực của nhân dân trong huyện, năm 2024, Định Hóa đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Trong ảnh: Một góc trung tâm huyện.

Hiện nay, 99,85% xóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xóm được cứng hóa.

Hiện nay, 99,85% xóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xóm được cứng hóa.

Điện lưới quốc gia đã được kéo tới 100% xóm, bản vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo những làng quê.

Điện lưới quốc gia đã được kéo tới 100% xóm, bản vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo những làng quê.

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh giảm từ 11,93% (năm 2021) xuống còn 5,85% (năm 2023). Trong ảnh: Bà con dân tộc Dao ở xã Vũ Chấn (Võ Nhai) được học nghề cắt may miễn phí để tạo sinh kế.

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh giảm từ 11,93% (năm 2021) xuống còn 5,85% (năm 2023). Trong ảnh: Bà con dân tộc Dao ở xã Vũ Chấn (Võ Nhai) được học nghề cắt may miễn phí để tạo sinh kế.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Nhân dân xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên (Đại Từ), thu hái chè VietGAP.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Nhân dân xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên (Đại Từ), thu hái chè VietGAP.

Từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhiều hộ dân trong tỉnh đã được hỗ trợ cây, con giống.

Từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhiều hộ dân trong tỉnh đã được hỗ trợ cây, con giống.

Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đồng bào dân tộc Mông ở huyện Phú Lương tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, đồng bào dân tộc Mông ở huyện Phú Lương tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Những năm gần đây, tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bà con đã đầu tư phát triển điểm du lịch cộng đồng, tạo điểm nhấn cho các làng quê và góp phần nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Điểm du lịch cộng đồng tại xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương).

Những năm gần đây, tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bà con đã đầu tư phát triển điểm du lịch cộng đồng, tạo điểm nhấn cho các làng quê và góp phần nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Điểm du lịch cộng đồng tại xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương).

Nhà văn hóa xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai), được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của bà con.

Nhà văn hóa xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai), được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của bà con.

Nhóm P.V

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/dan-toc-va-mien-nui/202410/khoi-sac-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-9180b6a/