Không ngừng nỗ lực để góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019) và 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2019) đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã dành cho phóng viên báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về vai trò của lực lượng công nhân, tổ chức công đoàn trong quá trình giải phóng và xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.

Phóng viên: Để đi tới ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng, quân dân Hà Nội và cả nước đã trải qua những tháng ngày chiến đấu bền bỉ, gian khổ nhưng anh dũng, kiên cường, trong đó, tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân viên chức lao động đóng góp một phần quan trọng. Điều này đã được thể hiện cụ thể như thế nào trong lịch sử, thưa đồng chí?

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa: Quá trình đấu tranh giành giải phóng Thủ đô là một quá trình trường kỳ bền bỉ, song đáng chú ý nhất là những ngày đấu tranh chuẩn bị cho công tác tiếp quản Hà Nội, kể từ sau khi Hội nghị Giơ- ne- vơ về Đông Dương kết thúc thắng lợi tháng 7/1954.

Lúc này, hòa bình được lập lại ở Việt Nam, song trước khi phải rút quân khỏi miền Bắc nước ta, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã ráo riết tiền hành âm mưu di chuyển và phá hoại máy móc, tài sản công cộng ở các nhà máy, xí nghiệp và công sở, cưỡng ép công nhân lao động và đồng bào di cư vào Nam nhằm gây khó khăn, thiệt hại cho ta.

Trước âm mưu thâm độc của địch, Thành ủy Hà Nội đã kịp thời đề ra chủ trương: đẩy mạnh cuộc đấu tranh phối hợp với toàn quốc chống đối phương vi phạm Hiệp định, chống âm mưu phá hoại, dịch chuyển, vơ vét tài nguyên, máy mọc, nguyên vật liệu, hồ sơ, chống đuổi thợ, quỵt lương đồng thời kiên quyết vạch trần âm mưu tuyên truyền, xuyên tạc và dụ dỗ cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, âm mưu cướp bóc gây rối loạn Thành phố.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, với chức năng nhiệm vụ của mình, Liên hiệp Công đoàn Hà Nội đã vạch ra kế hoạch 5 điểm nhằm chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức công đoàn trong thời gian này gồm: vận động công nhân, lao động tham gia tiếp quản các xí nghiệp, công sở của địch ở thành phố; động viên công nhân, lao động ra sức phục hồi sản xuất, làm cho sinh hoạt của thành phố được mau chóng bình thường trở lại; ổn định trật tự thành phố; ổn định tư tưởng và gây tinh thần phấn khởi trong công nhân lao động; giải quyết dần dần yêu cầu cáp bách về đời sống của công nhân lao động.

Thực hiện chủ trương của Liên hiệp Công đoàn Hà Nội, khắp các xí nghiệp, công sở, Công đoàn đã tổ chức sâu rộng nhiều cuộc đấu tranh chống sa thải công nhân viên chức; chống di chuyển máy móc, nguyên vật liệu, hồ sơ tài liệu; chống cưỡng ép di cư, đồng thời còn huy động các đơn vị tự vệ xí nghiệp và động viên công nhân canh gác nhà máy, luân phiên nhau túc trực ngày đêm, hông để một phút sơ hỏ cho địch có thể vơ vét, di chuyển nguyên vật liệu, máy móc.

Tự hào với truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước, mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn hôm nay cũng có trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống quý báu ấy thông qua việc ra sức phấn đấu, nỗ lực vươn lên, vượt mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước.

Đông đảo công nhân, viên chức còn chủ động giải thích các chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thuyết phục binh lính địch bỏ hàng ngũ đối phương về với cách mạng hoặc đồng tình với những cuộc đấu tranh của ta.

Từ cuối tháng 9, phong trào đấu tranh chống địch di chuyển máy móc, hồ sơ tài liệu đã diễn ra quyết liệt tại các xí nghiệp, công sở. Từ ngày 5/10 trở đi là những ngày địch sắp rút khỏi Hà Nội và quân ta vào tiếp quản ở hầu hét các xí nghiệp quan trọng như Điện, Nước, Hỏa xa, Bưu điện, Công chính…tổ chức Công đoàn đã chỉ đạo công nhân thành lập các đội tự vệ ăn ngủ trong nhà máy, đề phòng địch di chuyển, phá hoại máy móc, tài sản.

Sau hơn hai tháng liên tiếp bền bỉ đấu tranh, công nhân lao động và tổ chức công đoàn Hà Nội đã góp phần quyết định vào việc giữ lại được toàn bộ hệ thống nhà cửa, máy móc, nguyên vật liệu, hồ sơ, tài liệu quan trọng của Thủ đô Những thành tích đó đã góp phần quan trọng giúp cho việc tiếp quản Thủ đô thắng lợi.

Cũng do bảo vệ được nguyên vẹn các cơ sở sản xuất, nên ngay trong ngày 10/10 khi bộ độ ta vào tiếp quản, mọi sinh hoạt trong thành phố vẫn giữ vững nhịp điệu bình thường. Điện, nước vẫn được đảm bảo đầy đủ, anh em công nhân Hỏa xa Hà Nội đã lắp và chữa ngay đầu máy để ngày 11/10 cho tầu chạy xuống Văn Điển. Tại Sở công chính, tất cả những xe chở rác, xe hỏa vẫn được giữ nguyên vẹn.

Từ ngày 10 đến 31/10/1954, công nhân là lực lượng chủ yếu trong quá trình tiếp quản 129 xí nghiệp, công sở. Ở tất cả các xí nghiệp, công sở có liên quan trực tiếp đến sinh hoạt của Thành phố, anh chị em công nhân, viên chức một amwtj đấu tranh để bảo vệ máy móc, tài liệu, mặt khác tích cực chuẩn bị đưa xí nghiệp, công sở trở lại hoạt động bình thường.

Có thể khẳng định, tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân viên chức lao động Thủ đô đang có sự tiếp nối xứng đáng với truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.

Điều này được thấy rõ là trong những năm qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp công nhân lao động, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Có thể nói, sau 9 năm gian khổ anh dũng đấu tranh (1946-1954), đội ngũ công nhân Hà Nội đã giành lại từ tay thực dân Pháp Thủ đô yêu dấu của mình, từ đó bắt đầu một thời kỳ xây dựng, sáng tạo mới. Từ ngày 19/12 năm 1946 đến 10/10 năm 1954 công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn Hà Nội đã trải qua 9 năm gian nan thử thách.

Điển hình nổi bật của thời kỳ này là cùng một lúc, công nhân lao động Hà Nội đã triển khai cuộc đấu tranh cách mạng trên tất cả các mặt trận: chính trị quân sự, kinh tế vừa để đánh bại các âm mưu thủ đoạn tàn bạo, thâm độc của kẻ thù, vừa góp phần quan trọng trong xây dựng, bảo vệ chế độ mới.

Suốt 9 năm, lúc thuận lợi, khi khó khăn, lúc tập trung khi phân tán, ở mọi thời điểm hoàn cảnh, với các mức độ khác nhau, công nhân Hà Nội đã thể hiện đậm nét tinh thần Cách mạng của những người lao động được giải phóng làm chủ một địa bàn chiến lược quan trọng nhất- Thủ đô, trái tim của cả nước.

Phóng viên: Thưa Phó Chủ tịch thường trực, truyền thống vẻ vang của lực lượng công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình tham gia đấu tranh giải phóng, xây dựng Thủ đô đã tổ chức Công đoàn và công nhân viên chức lao động Thủ đô hôm nay tiếp nối như thế nào?

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa: Có thể khẳng định, tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân viên chức lao động Thủ đô đang có sự tiếp nối xứng đáng với truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.

Điều này được thấy rõ là trong những năm qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp công nhân lao động, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn Thủ đô Hà Nội đã chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với công nhân viên chức lao động, động viên người lao động phấn đấu khắc phục khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Dưới sự vận động, tập hợp của tổ chức công đoàn, lực lượng công nhân viên chức lao động Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước. Công nhân lao động Thủ đô cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

Đối với sự phát triển của Thành phố, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước.

Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ công nhân viên chức lao động nhất là lực lượng công nhân lao động- những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự tuyên truyền, vận động, phát động của tổ chức Công đoàn, công nhân viên chức lao động ở khắp các đơn vị cơ sở, nhất là công nhân lao động trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất trên địa bàn Thủ đô đã hăng hái tham gia các phong trào đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động, nhất là thi đua lao động giỏi, thi đua phấn đấu trở thành công nhân giỏi, thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi, cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để duy trì sự tăng trưởng, phát triển.

Công nhân viên chức lao động Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyên tài, hàng ngàn công nhân lao động trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Năm 2019 này, thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ đô cũng như chào mừng các sự kiện trọng đại khác của Thủ đô, đất nước và của tổ chức công đoàn, các cấp công đoàn và công nhân viên chức lao động Thủ đô cũng đã hăng hái thi đua lập thành tích và tham gia vào nhiều hoạt động sôi nổi. Hầu khắp các Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo khí thế tưng bừng, phấn khởi và nâng cao đới sống tinh thần cho người lao động.

Người lao động hăng say sản xuất góp phần cho Thủ đô giàu đẹp.

Người lao động hăng say sản xuất góp phần cho Thủ đô giàu đẹp.

Chủ đề trong các buổi liên hoan văn nghệ thường tập trung ca ngợi Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, qua đó khơi dậy niềm tự hào trong mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động và nhân dân Thủ đô về lịch sử vẻ vang, hào hùng của đất nước.

Liên đoàn Lao động Thành phố và các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền đẩy mạnh các hội thi tay nghề, thi thợ giỏi mà đỉnh cao là tổ chức Hội thi thợ giỏi Thành phố Hà Nội, tạo điều kiện để công nhân lao động rèn luyện tay nghề, làm chủ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.

Đặc biệt, các cấp công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua các hoạt động như: hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn, trợ cấp khó khăn, khám, tư vấn sức khỏe cho công nhân viên chức lao động, cho vay vốn để công nhân viên chức lao động phát triển kinh tế gia đình v.v…

Những việc làm nhân văn của tổ chức công đoàn khích lệ sự khích lệ công nhân viên chức lao động nỗ lực vươn lên, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Thủ đô, đất nước.

Phóng viên: Trong không khí hào hùng của những ngày tháng 10 lịch sử, trên cương vị lãnh đạo của tổ chức công đoàn Thủ đô, đồng chí có nhắn nhủ gì tới đội ngũ cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình với công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước?

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa: Tự hào với truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước, mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn hôm nay cũng có trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống quý báu ấy thông qua việc ra sức phấn đấu, nỗ lực vươn lên, vượt mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô,đất nước.

Đối với tổ chức công đoàn Thủ đô, tôi mong muốn mỗi cán bộ công đoàn từ Thành phố đến cơ sở cần ý thức được trách nhiệm của mình trước tổ chức, trước đoàn viên, công nhân viên chức lao động, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, công nhân viên chức lao động làm đối tượng vận động; đặt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động làm nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt và hàng đầu trong hoạt động của công đoàn.

Công đoàn phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức lao động, động viên mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở từng vị trí công tác của mình để góp phần cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của mình.

Qua việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đó chính là những hoạt động thiết thực nhất của tổ chức công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh giầu đẹp, xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch Thường trực.

Ngọc Tú (thực hiện)

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/khong-ngung-no-luc-de-gop-suc-xay-dung-thu-do-ngay-cang-phat-trien-97661.html