Không phải Javelin, đây mới là loại tên lửa chống tăng khó chịu nhất

Trong các loại tên lửa chống tăng, Javelin được coi là loại tên lửa hiện đại nhất, tuy nhiên tên lửa TOW mới là thứ vũ khí chống tăng khó chịu bậc nhất.

Trong các loại tên lửa chống tăng hiện đại ngày nay, Javelin được coi là loại hiện đại nhất. Tuy nhiên tên lửa TOW lại được coi là loại vũ khí chống tăng khó đánh chặn nhất thế giới.

Cấu tạo và cách sử dụng của tên lửa chống tăng TOW khá đơn giản, tên lửa được phóng đi sẽ kéo theo một sợi dây, sợi dây này được nối với bộ phận điều khiển của xạ thủ ở bệ phóng, xạ thủ sẽ sử dụng bảng điều khiển để "lái" tên lửa tới mục tiêu.

Do tên lửa TOW có tốc độ bay nhanh hơn âm thanh, mục tiêu sẽ bị đánh trúng trước khi kịp nghe thấy âm thanh khai hỏa từ tên lửa TOW. Một vài loại TOW đời cũ có tốc độ bay chậm hơn âm thanh, nhưng cũng không cho kíp lái xe tăng đủ thời gian để phản ứng.

Khác với các loại tên lửa chống tăng hiện đại ngày nay có thiết kế theo kiểu "bắn - quên", tên lửa TOW sẽ không thể bị làm nhiễu, không thể bị mắc bẫy và có thể đánh trúng mục tiêu giá trị cao, đơn giản là vì nó được điều khiển chủ động bởi con người kể từ khi khai hỏa tới lúc chạm mục tiêu.

Mục tiêu của tên lửa TOW cũng rất rộng, từ xe tăng, thiết giáp cho tới công sự của đối phương. Bất cứ vị trí nào cần bị dội hỏa lực, xạ thủ chỉ đơn giản là điều khiển tên lửa TOW cắm đúng vào vị trí đó.

Theo chuyên gia quân sự Ryan McBeth của Quân đội Mỹ, việc gây nhiễu cho tên lửa TOW là điều không thể, vì nó được dẫn đường bằng hữu tuyến. Việc đánh chặn loại tên lửa này một cách chủ động cũng là điều không tưởng, vì từ khi khai hỏa tới lúc chạm mục tiêu, tên lửa có thời gian bay chỉ vài giây hoặc hơn 10 giây.

Loại tên lửa TOW nổi tiếng trên chiến trường Syria thời gian vừa rồi là BGM-71 do Mỹ sản xuất. BGM-71 có tầm bắn tối đa từ 3000 tới 3700 mét, tốc độ bay tối đa tiệm cận tốc độ âm thanh - khoảng 320 mét/giây.

Loại tên lửa TOW nổi tiếng trên chiến trường Syria thời gian vừa rồi là BGM-71 do Mỹ sản xuất. BGM-71 có tầm bắn tối đa từ 3000 tới 3700 mét, tốc độ bay tối đa tiệm cận tốc độ âm thanh - khoảng 320 mét/giây.

Điều này có nghĩa kể từ khi tên lửa BMG-71 khai hỏa cho tới lúc nó chạm mục tiêu, thời gian bay chỉ là khoảng 10 giây - khá ngắn ngủi cho các phương pháp đánh chặn bị động.

Điều này có nghĩa kể từ khi tên lửa BMG-71 khai hỏa cho tới lúc nó chạm mục tiêu, thời gian bay chỉ là khoảng 10 giây - khá ngắn ngủi cho các phương pháp đánh chặn bị động.

Cách thức đánh chặn phổ biến nhất với tên lửa TOW là sử dụng hệ thống giáp phản ứng nổ.

Cách thức đánh chặn phổ biến nhất với tên lửa TOW là sử dụng hệ thống giáp phản ứng nổ.

Hệ thống giáp phản ứng nổ sẽ tung ra các mảnh vỡ để kích nổ tên lửa TOW ngay trước khi nó chạm vào xe tăng. Tuy nhiên, do tên lửa TOW có giá khá rẻ, nếu tấn công dồn dập thì hệ thống giáp phản ứng nổ sẽ khó có thể đối phó được.

Ngoài ra, thực tế trên chiến trường Syria cho thấy, các loại xe tăng hiện đại dù trên lý thuyết được trang bị giáp phản ứng nổ, vẫn có thể bị tên lửa TOW bắn hạ chỉ bằng một phát đạn.

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại bom khói để che chắn tầm nhìn của xạ thủ bắn tên lửa TOW, tuy nhiên điều kiện tiên quyết là kíp lái xe tăng phải phát hiện được tên lửa TOW trước - điều mà trên thực tế - là gần như không thể. Thường các kíp chiến đấu chỉ nhận ra tên lửa TOW khi quá muộn.

Trần Trân (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-javelin-day-moi-la-loai-ten-lua-chong-tang-kho-chiu-nhat-1747796.html