Khu Tạ Hiện vắng khách, nhân viên phục vụ đá cầu giết thời gian

'Làm gì có khách', 'mở ra ngồi cho đỡ buồn' - nhiều chủ kinh doanh trên phố Tạ Hiện bày tỏ sự thất vọng khi việc làm ăn chững lại đúng thời điểm cận Tết.

 Sau khi Hà Nội xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, phố Tạ Hiện - địa điểm vui chơi nổi tiếng của giới trẻ và du khách - lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Sau khi có yêu cầu của UBND TP về việc tạm dừng hoạt động tất cả cửa hàng kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường từ 0h ngày 1/2 để phòng dịch, chỉ còn một số hàng ăn, quán bia ở khu vực này vẫn duy trì mở cửa.

Sau khi Hà Nội xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, phố Tạ Hiện - địa điểm vui chơi nổi tiếng của giới trẻ và du khách - lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Sau khi có yêu cầu của UBND TP về việc tạm dừng hoạt động tất cả cửa hàng kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường từ 0h ngày 1/2 để phòng dịch, chỉ còn một số hàng ăn, quán bia ở khu vực này vẫn duy trì mở cửa.

 "Làm gì có khách", "mở ra để ngồi cho đỡ buồn thôi", "đóng cửa sớm, nghỉ sớm" là câu trả lời của nhiều chủ quán khi được hỏi về tình hình kinh doanh mấy ngày qua. Từ 22h, nhiều cửa hàng đã "cửa đóng then cài", một vài hàng quán lác đác có người ngồi ăn.

"Làm gì có khách", "mở ra để ngồi cho đỡ buồn thôi", "đóng cửa sớm, nghỉ sớm" là câu trả lời của nhiều chủ quán khi được hỏi về tình hình kinh doanh mấy ngày qua. Từ 22h, nhiều cửa hàng đã "cửa đóng then cài", một vài hàng quán lác đác có người ngồi ăn.

 Tâm (nhân viên tại một quán lẩu trên phố Lương Ngọc Quyến) cho hay cả tối quán chưa đón lượt khách nào. Người đi đường thưa thớt, nhiệm vụ cầm menu chào mời của cậu cũng không giúp có thêm người khách nào.

Tâm (nhân viên tại một quán lẩu trên phố Lương Ngọc Quyến) cho hay cả tối quán chưa đón lượt khách nào. Người đi đường thưa thớt, nhiệm vụ cầm menu chào mời của cậu cũng không giúp có thêm người khách nào.

 Anh Vũ Hoàng Cương (quản lý một cửa hàng bia) cho hay suốt 5 năm kinh doanh, năm vừa qua là thời điểm khó khăn nhất. Khách nước ngoài - nguồn thu chính của quán - giảm mạnh kể từ sau Tết Âm lịch năm ngoái. Từ hơn một năm qua, quán bám trụ nhờ vào một lượng khách quen người Việt. Lúc cao điểm, 6-7 nhân viên phục vụ bàn chạy không xuể, chưa tính đến nhân viên bếp, nhân viên pha chế. Những ngày này, quán chỉ còn 2 người, tính cả anh Cương.

Anh Vũ Hoàng Cương (quản lý một cửa hàng bia) cho hay suốt 5 năm kinh doanh, năm vừa qua là thời điểm khó khăn nhất. Khách nước ngoài - nguồn thu chính của quán - giảm mạnh kể từ sau Tết Âm lịch năm ngoái. Từ hơn một năm qua, quán bám trụ nhờ vào một lượng khách quen người Việt. Lúc cao điểm, 6-7 nhân viên phục vụ bàn chạy không xuể, chưa tính đến nhân viên bếp, nhân viên pha chế. Những ngày này, quán chỉ còn 2 người, tính cả anh Cương.

 "Trước đó, quán dự trữ sẵn nhiều thực phẩm để kịp phục vụ. Dịch ập đến bất ngờ, số đồ ăn ấy coi như bỏ đi. Mình đang xem xét tình hình 1-2 ngày tới thế nào, nếu vẫn tiếp tục như vậy thì chấp nhận đóng cửa sớm, chờ qua Tết mở lại. Nhân viên cũng phải cắt giảm, cho về nhà ăn Tết sớm vì mình không gánh nổi chi phí", chủ một quán một ăn chia sẻ.

"Trước đó, quán dự trữ sẵn nhiều thực phẩm để kịp phục vụ. Dịch ập đến bất ngờ, số đồ ăn ấy coi như bỏ đi. Mình đang xem xét tình hình 1-2 ngày tới thế nào, nếu vẫn tiếp tục như vậy thì chấp nhận đóng cửa sớm, chờ qua Tết mở lại. Nhân viên cũng phải cắt giảm, cho về nhà ăn Tết sớm vì mình không gánh nổi chi phí", chủ một quán một ăn chia sẻ.

Một nhân viên chạy bàn nhiều lần cố gắng mời chào khách vào ăn.

Một nhân viên chạy bàn nhiều lần cố gắng mời chào khách vào ăn.

 Quán ế, nhiều nhân viên cả tối ngồi chơi điện thoại hoặc tự giải trí với nhau. Quỳnh (nhân viên tại một quán ăn trên phố Đào Duy Từ) rủ bạn chơi đá cầu để giết thời gian. Các bạn phục vụ bàn, trông xe khác đã về quê hết vì không có việc.

Quán ế, nhiều nhân viên cả tối ngồi chơi điện thoại hoặc tự giải trí với nhau. Quỳnh (nhân viên tại một quán ăn trên phố Đào Duy Từ) rủ bạn chơi đá cầu để giết thời gian. Các bạn phục vụ bàn, trông xe khác đã về quê hết vì không có việc.

 Bàn ăn vẫn được đặt sẵn ở cả ngoài đường và trong nhà. "Từ khi dịch bùng phát trở lại, Tạ Hiện vắng từ 21h. Ngày trước, khu này phải ồn ào tới 3-4h sáng", cô Lý, làm việc tại một quán ăn, nói với vẻ buồn chán.

Bàn ăn vẫn được đặt sẵn ở cả ngoài đường và trong nhà. "Từ khi dịch bùng phát trở lại, Tạ Hiện vắng từ 21h. Ngày trước, khu này phải ồn ào tới 3-4h sáng", cô Lý, làm việc tại một quán ăn, nói với vẻ buồn chán.

 Hai bé gái chơi nhảy dây sau khi vỉa hè dọc phố Tạ Hiện thông thoáng, bàn ghế không còn bày kín lối đi.

Hai bé gái chơi nhảy dây sau khi vỉa hè dọc phố Tạ Hiện thông thoáng, bàn ghế không còn bày kín lối đi.

 Ngoài người bán hàng, tài xế taxi và nhân viên trông xe quanh khu vực Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến cũng ở trong tình cảnh "ngồi không". "Thanh niên không lên đây tụ tập, đi bar, mình coi như mất khách. Bình thường, nếu chạy ca đêm, mình làm việc tới tầm 3h nhưng cả tuần nay phải cố làm đến 5-6h để kiếm thêm. Sốt ruột chứ, sắp đến Tết rồi mà thu nhập không được mấy", một lái xe taxi cho hay.

Ngoài người bán hàng, tài xế taxi và nhân viên trông xe quanh khu vực Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến cũng ở trong tình cảnh "ngồi không". "Thanh niên không lên đây tụ tập, đi bar, mình coi như mất khách. Bình thường, nếu chạy ca đêm, mình làm việc tới tầm 3h nhưng cả tuần nay phải cố làm đến 5-6h để kiếm thêm. Sốt ruột chứ, sắp đến Tết rồi mà thu nhập không được mấy", một lái xe taxi cho hay.

Phạm Thắng - Trà My - Minh Lâm

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/khu-ta-hien-vang-khach-nhan-vien-phuc-vu-da-cau-giet-thoi-gian-post1180600.html