Kịch tính vụ đào tẩu như trong phim của tù binh phát xít Đức

Georg M. Gärtner là tù binh phát xít Đức bị giam giữ tại trại giam ở Mỹ trong Thế chiến 2. Khi biết sắp bị trả về nước, ông thực hiện cuộc đào tẩu ly kỳ.

Sinh ở Schweidnitz, Hạ Silesia (hiện nay thuộc Ba Lan) vào tháng 12/1920, Georg M. Gärtner từng mơ ước trở thành kiến trúc sư. Tuy nhiên, ông không thể theo đuổi ước mơ khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan vào tháng 9/1939. Ông bị bắt đi lính. Sự kiện này mở đầu cho câu chuyện về cuộc đào tẩu ly kỳ.

Sinh ở Schweidnitz, Hạ Silesia (hiện nay thuộc Ba Lan) vào tháng 12/1920, Georg M. Gärtner từng mơ ước trở thành kiến trúc sư. Tuy nhiên, ông không thể theo đuổi ước mơ khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan vào tháng 9/1939. Ông bị bắt đi lính. Sự kiện này mở đầu cho câu chuyện về cuộc đào tẩu ly kỳ.

Cụ thể, sau 6 tháng huấn luyện quân sự, Georg (thứ 4 từ trái sang) gia nhập Quân đoàn Africa dưới quyền chỉ huy của Thống chế Đức quốc xã Erwn Rommel. Đến đầu năm 1943, Quân đoàn Africa ở Libya bị Tập đoàn quân số 8 Anh Quốc dưới sự chỉ huy của Thống chế Montgomery đánh tan. Theo đó, Georg cùng hàng ngàn lính Đức vội vã rút lui.

Cụ thể, sau 6 tháng huấn luyện quân sự, Georg (thứ 4 từ trái sang) gia nhập Quân đoàn Africa dưới quyền chỉ huy của Thống chế Đức quốc xã Erwn Rommel. Đến đầu năm 1943, Quân đoàn Africa ở Libya bị Tập đoàn quân số 8 Anh Quốc dưới sự chỉ huy của Thống chế Montgomery đánh tan. Theo đó, Georg cùng hàng ngàn lính Đức vội vã rút lui.

Vào ngày 13/5/1943, 220.000 sĩ quan, binh lính Đức quốc xã và Italy tham chiến tại mặt trận Bắc Phi đầu hàng quân Đồng Minh. Trong số này có Georg. Hai tháng sau, những tù binh phát xít Đức này được đưa lên tàu đến trại giam ở sa mạc Deming, bang New Mexico, Mỹ.

Vào ngày 13/5/1943, 220.000 sĩ quan, binh lính Đức quốc xã và Italy tham chiến tại mặt trận Bắc Phi đầu hàng quân Đồng Minh. Trong số này có Georg. Hai tháng sau, những tù binh phát xít Đức này được đưa lên tàu đến trại giam ở sa mạc Deming, bang New Mexico, Mỹ.

Cuối tháng 9/1945, Georg cùng nhiều tù binh Đức quốc xã khác nghe được tin đồn rằng họ sẽ bị trả về Đức. Georg không muốn trở lại quê hương vì cho rằng cuộc sống ở Hạ Silesia sẽ tồi tệ hơn so với việc ở lại Mỹ.

Cuối tháng 9/1945, Georg cùng nhiều tù binh Đức quốc xã khác nghe được tin đồn rằng họ sẽ bị trả về Đức. Georg không muốn trở lại quê hương vì cho rằng cuộc sống ở Hạ Silesia sẽ tồi tệ hơn so với việc ở lại Mỹ.

Do đó, Georg quyết định thực hiện cuộc đào tẩu khỏi trại giam để có thể ở lại Mỹ. Theo đó, ông lên kế hoạch bỏ trốn bằng cách theo dõi tuyến xe lửa chạy qua trại. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, vào đêm 24/9/1945, Georg bí mật bò qua 2 cổng canh gác của trại giam mà không bị lính canh phát hiện. Kế đến, ông nhảy lên đoàn tàu chở hàng trong khi các tù binh khác đang mải xem phim.

Do đó, Georg quyết định thực hiện cuộc đào tẩu khỏi trại giam để có thể ở lại Mỹ. Theo đó, ông lên kế hoạch bỏ trốn bằng cách theo dõi tuyến xe lửa chạy qua trại. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, vào đêm 24/9/1945, Georg bí mật bò qua 2 cổng canh gác của trại giam mà không bị lính canh phát hiện. Kế đến, ông nhảy lên đoàn tàu chở hàng trong khi các tù binh khác đang mải xem phim.

Georg ở trên chuyến tàu chở hàng đi từ bang New Mexico đến San Pedro, California. Nhờ thành thạo tiếng Anh nên ông có thể dễ dàng hòa nhập với mọi người và tạo một danh tính khác để bắt đầu cuộc sống mới. Tù binh phát xít Đức này lấy tên mới là Peter Petersen và tự xưng là người Na Uy nhập cư. Ông làm việc cùng những lao động nhập cư khác trong các trang trại một thời gian trước khi đổi tên thành Dennis Whiles.

Georg ở trên chuyến tàu chở hàng đi từ bang New Mexico đến San Pedro, California. Nhờ thành thạo tiếng Anh nên ông có thể dễ dàng hòa nhập với mọi người và tạo một danh tính khác để bắt đầu cuộc sống mới. Tù binh phát xít Đức này lấy tên mới là Peter Petersen và tự xưng là người Na Uy nhập cư. Ông làm việc cùng những lao động nhập cư khác trong các trang trại một thời gian trước khi đổi tên thành Dennis Whiles.

Sau vài năm, Dennis được chính quyền cấp số an sinh xã hội và bằng lái xe dưới tên giả trên. Kể từ đây, ông làm nhiều công việc để kiếm sống và kết hôn với Jean Clarke - phụ nữ đã ly dị và có 2 con - vào năm 1964. Sau 20 năm chung sống, bà Jean nghi ngờ về quá khứ của chồng nhưng ông Dennis luôn lảng tránh không nói. Vì muốn biết sự thật, bà Jean viết thư gửi bộ phận tư pháp New York nhằm đề nghị cơ quan chức năng cung cấp thông tin về nhân thân của chồng. Tuy nhiên, bà nhận được kết quả là không có hồ sơ nào trùng khớp với tên Dennis Whiles.

Sau vài năm, Dennis được chính quyền cấp số an sinh xã hội và bằng lái xe dưới tên giả trên. Kể từ đây, ông làm nhiều công việc để kiếm sống và kết hôn với Jean Clarke - phụ nữ đã ly dị và có 2 con - vào năm 1964. Sau 20 năm chung sống, bà Jean nghi ngờ về quá khứ của chồng nhưng ông Dennis luôn lảng tránh không nói. Vì muốn biết sự thật, bà Jean viết thư gửi bộ phận tư pháp New York nhằm đề nghị cơ quan chức năng cung cấp thông tin về nhân thân của chồng. Tuy nhiên, bà nhận được kết quả là không có hồ sơ nào trùng khớp với tên Dennis Whiles.

Vì vậy, vào tháng 3/1984, bà Jean thu dọn quần áo để rời khỏi nhà. Trước khi đi, bà nói với chồng rằng sẽ ly hôn vì không thể sống chung với một người không rõ là ai. Cuối cùng, ông Dennis thừa nhận bản thân là Georg M. Gärtner - tù binh Đức quốc xã và cuộc đào tẩu của mình. Vào tháng 6/1984, bà Jean đưa chồng ra trình diện FBI và Cơ quan Di trú Mỹ để khai báo về quá khứ của ông Dennis.

Vì vậy, vào tháng 3/1984, bà Jean thu dọn quần áo để rời khỏi nhà. Trước khi đi, bà nói với chồng rằng sẽ ly hôn vì không thể sống chung với một người không rõ là ai. Cuối cùng, ông Dennis thừa nhận bản thân là Georg M. Gärtner - tù binh Đức quốc xã và cuộc đào tẩu của mình. Vào tháng 6/1984, bà Jean đưa chồng ra trình diện FBI và Cơ quan Di trú Mỹ để khai báo về quá khứ của ông Dennis.

Sau khi điều tra, FBI và Cơ quan Di trú xác nhận ông Georg không phải là người nhập cư bất hợp pháp. Nguyên do là bởi vào năm 1945, ông bị đưa đến Mỹ trái với ý muốn của bản thân. Trong suốt 4 thập kỷ kể từ khi đào tẩu khỏi trại giam, ông không phạm tội và từng có công lớn trong việc cứu hộ hành khách khi tàu City of San Francisco gặp nạn.

Sau khi điều tra, FBI và Cơ quan Di trú xác nhận ông Georg không phải là người nhập cư bất hợp pháp. Nguyên do là bởi vào năm 1945, ông bị đưa đến Mỹ trái với ý muốn của bản thân. Trong suốt 4 thập kỷ kể từ khi đào tẩu khỏi trại giam, ông không phạm tội và từng có công lớn trong việc cứu hộ hành khách khi tàu City of San Francisco gặp nạn.

Do vậy, FBI và Cơ quan Di trú cấp cho Georg quy chế thường trú mà không truy tố cũng như không trục xuất ông về nước. Đến năm 2009, ông được chấp thuận nhập quốc tịch Mỹ. 4 năm sau, ông qua đời.

Do vậy, FBI và Cơ quan Di trú cấp cho Georg quy chế thường trú mà không truy tố cũng như không trục xuất ông về nước. Đến năm 2009, ông được chấp thuận nhập quốc tịch Mỹ. 4 năm sau, ông qua đời.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo Nytimes)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kich-tinh-vu-dao-tau-nhu-trong-phim-cua-tu-binh-phat-xit-duc-1654117.html