Kiểm tra xác ướp Ai Cập bị lãng quên, phát hiện sự thật bất ngờ

Các nhà khoa học mới kiểm tra một xác ướp Ai Cập bị lãng quên trong kho. Theo họ, đó là xác ướp con cò quăm - loài chim được xem là hiện thân của thần Thoth.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Đại học Cornell, Mỹ, một xác ướp Ai Cập bị lãng quên trong kho bị dán nhãn sai. Trong suốt nhiều năm, nó được biết đến là xác ướp của một con diều hầu.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia tại Đại học Cornell, Mỹ, một xác ướp Ai Cập bị lãng quên trong kho bị dán nhãn sai. Trong suốt nhiều năm, nó được biết đến là xác ướp của một con diều hầu.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mới đây cho thấy xác ướp thuộc về một con cò quăm (ibis bird). Xác ướp chim này có niên đại khoảng 1.500 tuổi.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mới đây cho thấy xác ướp thuộc về một con cò quăm (ibis bird). Xác ướp chim này có niên đại khoảng 1.500 tuổi.

Cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập tôn sùng cò quăm vì chúng được cho là hiện thân của thần Thoth - vị thần đại diện cho sự thông thái và là thần của Mặt trăng. Thần Thoth thường xuất hiện với hình ảnh mình người đầu chim.

Cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập tôn sùng cò quăm vì chúng được cho là hiện thân của thần Thoth - vị thần đại diện cho sự thông thái và là thần của Mặt trăng. Thần Thoth thường xuất hiện với hình ảnh mình người đầu chim.

Xuất phát từ điều này, người Ai Cập cổ đại quan niệm cò quăm chính là hiện thân của thần Thoth ở trần gian.

Xuất phát từ điều này, người Ai Cập cổ đại quan niệm cò quăm chính là hiện thân của thần Thoth ở trần gian.

Loài cò quăm này hiện diện cho sự thuần khiết bởi bộ lông vũ trắng tinh cùng hình ảnh của trăng khuyết như chiếc mỏ cong của chúng.

Loài cò quăm này hiện diện cho sự thuần khiết bởi bộ lông vũ trắng tinh cùng hình ảnh của trăng khuyết như chiếc mỏ cong của chúng.

Do đó, người Ai Cập thường hiến tế và ướp xác cò quăm trong các lễ tế để tôn vinh thần Thoth.

Do đó, người Ai Cập thường hiến tế và ướp xác cò quăm trong các lễ tế để tôn vinh thần Thoth.

Ibis là một loài chim có nguồn gốc từ châu Phi. Nó không chỉ được Ai Cập cổ đại tôn kính, không dám làm hại mà còn có địa vị quan trọng trong đời sống tâm linh ở cả Hy Lạp và La Mã vào hàng ngàn năm trước.

Ibis là một loài chim có nguồn gốc từ châu Phi. Nó không chỉ được Ai Cập cổ đại tôn kính, không dám làm hại mà còn có địa vị quan trọng trong đời sống tâm linh ở cả Hy Lạp và La Mã vào hàng ngàn năm trước.

Những nền văn minh này rất quý trọng cò quăm. Do đó, một người có thể bị tử hình vì giết chết một con cò quăm dù vô tình hay cố ý.

Những nền văn minh này rất quý trọng cò quăm. Do đó, một người có thể bị tử hình vì giết chết một con cò quăm dù vô tình hay cố ý.

Hiện các chuyên gia đang cố tạo ra hình ảnh 3D của con cò quăm được ướp xác vào khoảng 1.500 năm trước.

Hiện các chuyên gia đang cố tạo ra hình ảnh 3D của con cò quăm được ướp xác vào khoảng 1.500 năm trước.

Sau đó, xác ướp chim sẽ được giới thiệu tới buổi triển lãm tổ chức ở bảo tàng Nghệ thuật Herbert F. Johnson thuộc Đại học Cornell vào tháng 10 tới đây.

Sau đó, xác ướp chim sẽ được giới thiệu tới buổi triển lãm tổ chức ở bảo tàng Nghệ thuật Herbert F. Johnson thuộc Đại học Cornell vào tháng 10 tới đây.

Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kiem-tra-xac-uop-ai-cap-bi-lang-quen-phat-hien-su-that-bat-ngo-1698884.html