'Kiệt tác' Su-47 cánh ngược từng có động cơ tàng hình ăn đứt 'thế hệ năm' của Su-57?

Tiêm kích cánh ngược Su-47 có thể coi là một kiệt tác của tập đoàn Sukhoi trong quá khứ, đáng tiếc là do cấu trúc vật liệu ở thời điểm đó không thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, dự án này đã chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm.

Một nguyên mẫu về loại máy bay cánh ngược Su-47 Berkut của Nga vừa mới được xuất hiện trong cuốn xách ảnh của tập đoàn Sukhoi cho thấy chiếc chiến đấu cơ này có thiết kế động cơ cải tiến vượt bậc so với thiết kế nguyên thủy. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một nguyên mẫu về loại máy bay cánh ngược Su-47 Berkut của Nga vừa mới được xuất hiện trong cuốn xách ảnh của tập đoàn Sukhoi cho thấy chiếc chiến đấu cơ này có thiết kế động cơ cải tiến vượt bậc so với thiết kế nguyên thủy. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo thông tin trong cuốn sách ảnh, động cơ này được Liên Xô thiết kế với mã S-22 từ năm 1983, được trang bị trên chiến đấu cơ Su-47 nhưng không rõ có được vận hành bay thử nghiệm hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo thông tin trong cuốn sách ảnh, động cơ này được Liên Xô thiết kế với mã S-22 từ năm 1983, được trang bị trên chiến đấu cơ Su-47 nhưng không rõ có được vận hành bay thử nghiệm hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, Nga mới chỉ công bố tiêm kích Su-47 lần đầu tiên hồi năm 1997 nhưng có số thân là 01, có vẻ như nguyên mẫu Su-47 trong cuốn sách ảnh nêu trên với số thân 22 là bản tiền thân của chiếc Su-47 001 ra đời sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, Nga mới chỉ công bố tiêm kích Su-47 lần đầu tiên hồi năm 1997 nhưng có số thân là 01, có vẻ như nguyên mẫu Su-47 trong cuốn sách ảnh nêu trên với số thân 22 là bản tiền thân của chiếc Su-47 001 ra đời sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ở phiên bản Su-47 01, động cơ được sử dụng là loại động cơ PS-30F6. Động cơ này có cấu tạo thông thường với cửa thổi hình tròn thay vì hình vuông như trên chiếc Su-47 22. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ở phiên bản Su-47 01, động cơ được sử dụng là loại động cơ PS-30F6. Động cơ này có cấu tạo thông thường với cửa thổi hình tròn thay vì hình vuông như trên chiếc Su-47 22. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trên mặt lỹ thuyết, việc thiết kế cửa thổi gió hình vuông với phần thân liền mạch có vẻ như là nỗ lực của Liên Xô trong việc tiếp cận với một loại chiến đấu cơ thế hệ năm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trên mặt lỹ thuyết, việc thiết kế cửa thổi gió hình vuông với phần thân liền mạch có vẻ như là nỗ lực của Liên Xô trong việc tiếp cận với một loại chiến đấu cơ thế hệ năm. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với phần cửa thổi gió động cơ hình vuông, chiếc Su-47 sẽ bảo toàn được tính tàng hình của mình khi bay - tất nhiên là còn yêu cầu về mặt vật liệu thiết kế, cho phép Su-47 vừa nhẹ, vừa cứng cáp nhưng cũng vừa phải tránh phản xạ sóng radar. Nguồn ảnh: Pinterest.

Với phần cửa thổi gió động cơ hình vuông, chiếc Su-47 sẽ bảo toàn được tính tàng hình của mình khi bay - tất nhiên là còn yêu cầu về mặt vật liệu thiết kế, cho phép Su-47 vừa nhẹ, vừa cứng cáp nhưng cũng vừa phải tránh phản xạ sóng radar. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là kiểu thiết kế này không được Nga duy trì ở thế kỷ 21. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga hiện tại là Su-57 cũng vẫn sử dụng động cơ lộ thiên thông thường với cửa thổi hình tròn - rất dễ bị radar đối phương tóm được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là kiểu thiết kế này không được Nga duy trì ở thế kỷ 21. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga hiện tại là Su-57 cũng vẫn sử dụng động cơ lộ thiên thông thường với cửa thổi hình tròn - rất dễ bị radar đối phương tóm được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Su-47 Berkut từng được Liên Xô và Nga chế tạo với nỗ lực thử nghiệm độ bền và độ cơ động của máy bay có thiết kế cánh tiến. Với kiểu thiết kế này, lực tác động từ hai bên cánh sẽ đi vào trung tâm phía động cơ máy bay - thay vì dạt ra hai bên và "vịn" đầu cánh máy bay xuống như kiểu thiết kế cánh cụp sau thông thường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Su-47 Berkut từng được Liên Xô và Nga chế tạo với nỗ lực thử nghiệm độ bền và độ cơ động của máy bay có thiết kế cánh tiến. Với kiểu thiết kế này, lực tác động từ hai bên cánh sẽ đi vào trung tâm phía động cơ máy bay - thay vì dạt ra hai bên và "vịn" đầu cánh máy bay xuống như kiểu thiết kế cánh cụp sau thông thường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là do giới hạn chịu đựng của công nghệ vật liệu đương thời, kiểu thiết kế này chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, không thể triển khai rộng rãi được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là do giới hạn chịu đựng của công nghệ vật liệu đương thời, kiểu thiết kế này chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, không thể triển khai rộng rãi được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Chóng mặt với khả năng cơ động của Su-47 Berkut.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kiet-tac-su-47-canh-nguoc-tung-co-dong-co-tang-hinh-an-dut-the-he-nam-cua-su-57-1317560.html