Kinh ngạc: Tên lửa phòng không huyền thoại SA-2 từng có phiên bản hạt nhân

Phiên bản hạt nhân của tên lửa phòng không SA-2 có rất ít thông tin. NATO định danh phiên bản này là SA-2E với các thành phần cơ bản tương tự phiên bản thông thường gồm các bệ phóng và đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75.

SA-2 là cái tên đã quá quen thuộc. Đây là huyền thoại tên lửa phòng không trên thế giới do Liên Xô sản xuất, phục vụ ở khắp mọi nơi cả ở Liên Xô và bên ngoài, tham gia nhiều cuộc chiến tranh hơn bất kỳ loại tên lửa tương tự nào. Đặc biệt, ở Việt Nam, tên lửa SA-2 là “cơn ác mộng” khủng khiếp nhất với không lực Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: English Russia

SA-2 là cái tên đã quá quen thuộc. Đây là huyền thoại tên lửa phòng không trên thế giới do Liên Xô sản xuất, phục vụ ở khắp mọi nơi cả ở Liên Xô và bên ngoài, tham gia nhiều cuộc chiến tranh hơn bất kỳ loại tên lửa tương tự nào. Đặc biệt, ở Việt Nam, tên lửa SA-2 là “cơn ác mộng” khủng khiếp nhất với không lực Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: English Russia

Các đời tên lửa phòng không SA-2 thường được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg với bán kính tiêu diệt mục tiêu từ 65-250m. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, ngoài đầu đạn thông minh, Liên Xô từng phát triển phiên bản SA-2 lắp đầu đạn hạt nhân nặng 295kg với đương lượng nổ ước tính đạt 15 kiloton - lớn hơn cả hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản.Nguồn ảnh: English Russia

Các đời tên lửa phòng không SA-2 thường được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg với bán kính tiêu diệt mục tiêu từ 65-250m. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, ngoài đầu đạn thông minh, Liên Xô từng phát triển phiên bản SA-2 lắp đầu đạn hạt nhân nặng 295kg với đương lượng nổ ước tính đạt 15 kiloton - lớn hơn cả hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản.Nguồn ảnh: English Russia

Phiên bản hạt nhân SA-2 này có rất ít thông tin được công bố. Theo một số tài liệu, NATO định danh phiên bản này là SA-2E với các thành phần cơ bản tương tự phiên bản thông thường gồm các bệ phóng và đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Thay đổi lớn nhất chủ yếu nằm ở đạn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: English Russia

Phiên bản hạt nhân SA-2 này có rất ít thông tin được công bố. Theo một số tài liệu, NATO định danh phiên bản này là SA-2E với các thành phần cơ bản tương tự phiên bản thông thường gồm các bệ phóng và đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Thay đổi lớn nhất chủ yếu nằm ở đạn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: English Russia

Tên lửa hạt nhân SA-2 có kích thước dài khoảng 11,2m, đường kính thân 500mm và trọng lượng khi phóng đến 2,45 tấn.Nguồn ảnh: English Russia

Tên lửa hạt nhân SA-2 có kích thước dài khoảng 11,2m, đường kính thân 500mm và trọng lượng khi phóng đến 2,45 tấn.Nguồn ảnh: English Russia

Phần đầu đạn hình củ hành và không có cánh lái mũi. Nguồn ảnh: English Russia

Phần đầu đạn hình củ hành và không có cánh lái mũi. Nguồn ảnh: English Russia

Trong ảnh là khối đầu đạn hạt nhân đương lượng 15 kiloton của SA-2. Nguồn ảnh: English Russia

Trong ảnh là khối đầu đạn hạt nhân đương lượng 15 kiloton của SA-2. Nguồn ảnh: English Russia

Nạp đầu đạn hạt nhân vào thân quả tên lửa SA-2. Nguồn ảnh: English Russia

Nạp đầu đạn hạt nhân vào thân quả tên lửa SA-2. Nguồn ảnh: English Russia

Mọi qui trình kiểm tra đạn cơ bản giống với các phiên bản thông thường. Nguồn ảnh: English Russia

Mọi qui trình kiểm tra đạn cơ bản giống với các phiên bản thông thường. Nguồn ảnh: English Russia

Bức ảnh này cho thấy rõ phần mũi không có cánh lái nhỏ của phiên bản tên lửa SA-2 mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: English Russia

Bức ảnh này cho thấy rõ phần mũi không có cánh lái nhỏ của phiên bản tên lửa SA-2 mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: English Russia

Nạp đạn tên lửa SA-2 vào bệ phóng. Nguồn ảnh: English Russia

Nạp đạn tên lửa SA-2 vào bệ phóng. Nguồn ảnh: English Russia

Tầm bắn tối thiểu của tên lửa hạt nhân SA-2 là 6km, tối đa là 43km, độ cao đánh chặn từ 250-25.000m. Nguồn ảnh: Simhq

Tầm bắn tối thiểu của tên lửa hạt nhân SA-2 là 6km, tối đa là 43km, độ cao đánh chặn từ 250-25.000m. Nguồn ảnh: Simhq

Tất nhiên là chắc chắn kíp chiến đấu sẽ không điên rồ dùng SA-2 mang đầu đạn nguyên tử đánh chặn mục tiêu ở tầm bay thấp, mà thường hướng tới mục tiêu ở tầm bay cao, giá trị lớn như máy bay ném bom chiến lược B-52. Nguồn ảnh: Simhq

Tất nhiên là chắc chắn kíp chiến đấu sẽ không điên rồ dùng SA-2 mang đầu đạn nguyên tử đánh chặn mục tiêu ở tầm bay thấp, mà thường hướng tới mục tiêu ở tầm bay cao, giá trị lớn như máy bay ném bom chiến lược B-52. Nguồn ảnh: Simhq

Video Những tên lửa đạn đạo mạnh nhất thế giới - Nguồn: QPVN

Anh Tú

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-ten-lua-phong-khong-huyen-thoai-sa-2-tung-co-phien-ban-hat-nhan-1441053.html