Kinh nghiệm của các quốc gia có ngành công nghiệp dầu mỏ kém phát triển

Đối với các quốc gia có ngành công nghiệp dầu mỏ kém phát triển, việc tăng cường quan hệ với các quốc gia có chuyên môn cao hơn về lĩnh vực hydrocacbon là một lựa chọn mang tính chiến lược.

Tuần này, ông Tarek El Molla - Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập, đã gặp gỡ ông Yonis Ali Guedi – Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên của Djibouti. Trong chuyến thăm này, hai Bộ trưởng đã cùng thảo luận về các cách thức để củng cố quan hệ đối tác trong lĩnh vực hydrocarbon.

Theo đó, Ai Cập đã cam kết giúp Djibouti vận hành ngành công nghiệp dầu mỏ vừa được thiết lập. Hình thức hỗ trợ chủ yếu bao hàm khía cạnh đào tạo các kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khai thác dầu khí.

Đây là quyết định nằm trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ được ký kết vào tháng 2/2022 giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia.

Thỏa thuận này phù hợp với chính sách tái thiết của Ai Cập về việc tăng mức độ hợp tác năng lượng giữa Ai Cập với các nước châu Phi nói chung.

Djibouti dùng vàng đen để tăng doanh thu và thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thăm dò ra được những mỏ dầu có giá trị kinh tế.

Dù vậy, quốc gia này vẫn có vai trò chiến lược trong khu vực Sừng châu Phi, có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ đến Ethiopia. Vào năm 2019, Ethiopia và Djibouti đã đồng ý hợp tác một dự án xây dựng một đường ống dẫn.

Theo kế hoạch, khí đốt sẽ được vận chuyển từ lưu vực Ogaden, ở đông nam Ethiopia, đến một bến xuất khẩu nằm ở phía Djiboutian.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/kinh-nghiem-cua-cac-quoc-gia-co-nganh-cong-nghiep-dau-mo-kem-phat-trien-664785.html