Kỳ tích kép tạo nên tiến độ lắp đặt turbine nhanh phi thường trong ngành điện gió Việt Nam

Sự máu lửa, sáng tạo, tinh thần không ngại khó, ngại khổ của lãnh đạo, kỹ sư liên danh AMACCAO – IC BUILD đã tạo nên kỳ tích kép trong ngành điện gió Việt Nam khi đơn vị này lắp đặt thành công turbine lớn nhất nặng nhất với thời gian ngắn kỷ lục nhất.

Cuộc chơi nhiều triệu USD đầy rủi ro trên đỉnh núi

Nằm trong khu vực vốn trung thành với nhiên liệu hóa thạch như Đông Nam Á, thị trường năng lượng gió của Việt Nam nổi lên là một ví dụ thành công bậc nhất của ngành năng lượng tái tạo trong nhiều năm trở lại đây.

X

Là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đồng thời sở hữu vị trí địa lý cùng địa hình thích hợp với phát triển năng lượng xanh, Việt Nam dành nhiều nỗ lực trong đẩy mạnh sản xuất điện gió nhằm tạo nên nguồn năng lượng bền vững, sạch, giảm phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây là lý do hàng loạt chính sách hấp dẫn kêu gọi đầu tư vào ngành điện gió được Việt Nam tung ra trong suốt hơn 10 năm qua.

Nếu năm 2011, Việt Nam chỉ ghi nhận 50 dự án đăng ký đầu tư trong ngành điện gió, chủ yếu là điện đất liền với tổng giá trị đăng ký cao nhất chỉ chưa đầy 300 triệu USD, thì đến tháng 8/2021, lượng dự án đã hoàn thành và đóng điện lên tới 106. Hàng loạt dự án điện gió ngoài khơi với tổng trị giá hàng tỷ USD đã được triển khai, ghi dấu ấn góp mặt của nhiều tên tuổi quốc tế.

Dù có ưu thế và điều kiện để phát triển, nhưng ngành điện gió của Việt Nam được đánh giá vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng, do thiếu nguồn nhân lực, hạ tầng và các công ty được đầu tư chuyên nghiệp. Theo báo cáo của European Wind Energy Association, trong suất đầu tư điện gió, 50% chi phí dành cho turbine, phần còn lại dùng trong việc xây dựng móng, bảo trì, xây dựng hệ thống vận hành, vận chuyển lắp đặt thiết bị.

Với giá trị vốn đầu tư mỗi dự án điện gió rất lớn, chi phí còn lại ngoài turbine thường ở mức hàng vài chục đến hàng trăm triệu USD tùy dự án. Tuy nhiên, trong các chi phí này, ngoài tiền xây lắp móng và đường giao thông đơn giản, các nhà thầu Việt Nam hầu như không thu được nguồn tiền nào khác. Turbine chủ yếu được đặt từ các nhà cung cấp quốc tế, tư vấn và vận hành thường sử dụng chuyên gia nước ngoài. Việc vận chuyển và lắp đặt cũng phần lớn được thực hiện bằng các công ty ngoại (rất ít có cái tên đến từ doanh nghiệp trong nước).

Trên thực tế, khó khăn trong việc vận chuyển và lắp dựng không chỉ đến từ yếu tố về chuyên môn con người, kinh nghiệm mà còn là thiếu trang thiết bị. Do phần lớn các dự án điện gió đất liền ở Việt Nam đều ở vùng Nam - Trung Bộ, địa hình xây dựng đều ở các đèo núi, dốc đứng và trắc trở, việc vận chuyển, lắp đặt những cánh quạt turbine dài hàng vài chục mét đến gần 100m, nặng hàng trăm tấn/01 cấu kiện trên độ cao trên 100m mà không có đà giáo, sàn thao tác là điều không dễ dàng, cần đến hệ thống cẩu lắp đặt siêu trường siêu trọng.

Bộ cẩu cao trọng lượng đến 800 tấn (trị giá xấp xỉ mỗi cẩu lên tới 100 tỷ đồng), cần dài 170m cũng là cuộc chơi nhiều triệu USD, là trở ngại cho bất cứ công ty nào muốn đầu tư để trở thành nhà thầu lắp dựng điện gió chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, bấy nhiêu khó khăn không thể làm chùn bước được liên danh AMACCAO – IC BUILD – Liên danh giữa Công ty cổ phần AMACCAO (là 1 công ty chuyên về sản xuất và lắp đặt cấu kiện của Tập đoàn AMACCAO) và Công ty cổ phần Indochina Build, cả hai công ty này đều là những công ty thành viên trong tập đoàn đa ngành AMACCAO của Việt Nam.

Nắm bắt được cơ hội và với mục tiêu trở thành nhà thầu liên danh hàng đầu về xây lắp và lắp dựng các dự án điện gió ở Việt Nam, AMACCAO – IC BUILD đã mạnh dạn đầu tư gần 400 tỷ đồng mua sắm 2 tổ hợp cẩu 800 tấn (giá trị lên tới 100 tỷ đồng trên mỗi tổ hợp) và các tổ hợp cẩu 300, 200, 150 tấn, cùng hệ thống xe siêu trường, siêu trọng đi kèm. Từ đây, những kỳ tích lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam đã ghi danh cái tên AMACCAO – IC BUILD – thiện xạ trong ngành điện gió Việt Nam.

Kỳ tích kép của thiện xạ ngành điện gió

Là cái tên mới trên thị trường nhà thầu xây lắp và lắp dựng các dự án điện gió Việt Nam, nhưng AMACCAO – IC BUILD mang trong mình lợi thế về kinh nghiệm lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép siêu nặng tại các công trình xây dựng nhà cao tầng cao bậc nhất tại Việt Nam, lên tới 40, 68 tầng. Do đó, khi quyết định chi hàng chục triệu USD để đầu tư thiết bị thi công lắp đặt tham gia vào ngành năng lượng xanh, mà cụ thể là với điện gió, các chuyên gia, kỹ sư của AMACCAO – IC BUILD đã nhanh chóng làm chủ được công nghệ mới, với những quy trình và yêu cầu kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Thành quả đầu tiên đến ngay trong năm 2021, khi liên danh AMACCAO – IC BUILD đã bắt tay thực hiện 02 Nhà máy điện gió VONTA với tổng giá trị đầu tư lên tới 3.900 tỷ đồng do Công ty cổ phần điện gió Khe Sanh làm chủ đầu tư. Ngoài ra, liên danh này đã ký hợp đồng thêm được 2 dự án mới với tổng số tiền hơn 600 tỷ đồng.

Các dự án trên được đặt tại Tân Liên và Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đều là các xã vùng cao biên giới của tỉnh này, địa hình bị núi đồi và sông suối chia cắt, khó khăn trong cả vận chuyển và lắp đặt. Thành công bước đầu với các dự án này đã đưa AMACCAO – IC BUILD vào danh sách những nhà thầu Việt hiếm hoi thực hiện được hợp đồng lắp dựng điện gió, và nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kỳ tích mới nhất của AMACCAO – IC BUILD là tổng thầu thi công xây dựng hạ tầng và lắp đặt thành công loại turbine lớn nhất ở Việt Nam về công suất đến từ hãng Goldwind với chiều cao cao nhất Việt Nam (lên tới 135m), sải cánh dài nhất Việt Nam (mỗi sải cánh dài tới 78m), trọng lượng nặng nhất Việt Nam (tổ hợp 01 mã cẩu cho 3 cánh và Hub nặng 118 tấn và đường kính xấp xỉ 160m), và khó lắp dựng nhất trong tất cả các loại turbine đang áp dụng tại Việt Nam.

So với các loại turbine phổ biến ở Việt Nam thông thường chỉ cao khoảng 100-110m, sải cánh chỉ hơn 60m, nặng 60-70 tấn thì AMACCAO – IC BUILD vượt trội hoàn toàn về khả năng làm chủ các công trình siêu trường siêu trọng, với độ khó và trọng lượng cao nhất.

Không những thế, sức sáng tạo của người AMACCAO – IC BUILD còn tạo nên kỳ tích kép khó tin trong tốc độ lắp dựng. Theo đó, tốc độ lắp ghép thông thường của các nhà thầu ngoại hiện nay là 10-12 ngày/turbine, nhưng với AMACCAO – IC BUILD, con số rút ngắn chỉ còn 6-7 ngày/turbine.

Nếu không tính thời gian vận chuyển, tháo lắp cẩu siêu trường siêu trọng từ turbine này sang turbine khác thì mỗi turbine AMACCAO – IC BUILD chỉ mất từ 3-4 ngày để lắp dựng – con số khiến các chuyên gia nước ngoài thuộc Top 2 nhà sản xuất turbine lớn nhất thế giới cũng phải kinh ngạc.

Trên thực tế, các kỹ thuật lắp đặt điện gió của các nhà thầu nước ngoài đã đi trước Việt Nam hàng chục năm. Do đó, để có thể sáng tạo trong kỹ thuật và vận hành từ tiêu chuẩn thông thường đòi hỏi sự chăm chỉ, tìm tòi, thông minh, máu lửa của tất cả lãnh đạo cũng như kỹ sư, công nhân của liên danh AMACCAO – IC BUILD. Điều không tưởng là họ có thể làm nên được kỳ tích kép này chỉ sau đúng 1 tháng tham gia lắp dựng.

Chính sức sáng tạo dựa trên kỷ luật cao, kỹ thuật chính xác tuyệt đối, nghiêm túc 24/7 trong triển khai của AMACCAO – IC BUILD đã mang tới lợi ích không nhỏ cho nhà đầu tư dự án, khi chi phí cho mỗi ngày triển khai xây dựng mà chậm tiến độ thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.

Trao đổi với ông Vũ Văn Ngọc - Tổng Giám đốc Liên danh AMACCAO – IC BUILD, vị này cho hay những kinh nghiệm, lợi thế nhiều năm trong việc lắp đặt các tòa nhà lắp ghép, các công trình cao nhất, nặng nhất, to nhất Việt Nam đã mang tới khởi đầu thuận lợi cho liên danh này. Thế nhưng, để có được kỳ tích kép với ngành điện gió, không thể không kể tới nỗ lực của các kỹ sư AMACCAO.

“Chúng tôi có lợi thế về dàn thiết bị lớn, cùng sự lăn lộn, máu lửa của các kỹ sư AMACCAO nên đã nỗ lực đẩy nhanh tốc độ, được chủ đầu tư và các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Họ còn so sánh chúng tôi lắp nhanh hơn các nhà thầu thiện xạ hàng đầu nước ngoài cũng như thế giới.

Tất cả đều rất khâm phục trước tốc độ, kỹ thuật và đặc biệt sự kiểm soát an toàn lao động trong quá trình lắp đặt của nhà thầu AMACCAO – IC BUILD. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng mình còn phải khiêm nhường cũng như cố gắng rất nhiều và tiếp tục cải tiến công nghệ lắp dựng này. Với lợi thế thiết bị, con người, chúng tôi hướng đến làm nhà thầu số 1, thực sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực này để cống hiến cho các chủ đầu tư và dự án điện gió trên khắp đất nước Việt Nam”.

Với cách làm đầy sáng tạo, máu lửa của những con người AMACCAO, con đường mà tập đoàn này xác định đã và sẽ đi là trở thành nhà xuất khẩu trong nước, thay thế những cái tên quốc tế (lẽ ra các gói thầu lắp ghép turbine gió này đa số rơi vào tay các nhà thầu quốc tế như Vestas, China Power,…

Rất ít nhà thầu Việt Nam có thể giành giật được). Đây cũng là chủ trương của cả Tập đoàn AMACCAO, mà như lời Tổng Giám đốc AMACCAO, Tập đoàn sẽ thực hiện các hoạt động này với mong muốn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và toàn xã hội, để những công trình của người Việt không còn phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài, tìm kiếm những đồng đô la ngay trên đất Việt, cũng như giữ lại đô la cho mảnh đất hình chữ S.

Nằm trong Hệ sinh thái của Tập đoàn AMACCAO, cùng với kinh nghiệm và lợi thế nhiều năm trong việc lắp đặt các tòa nhà lắp ghép, các công trình cao nhất, nặng nhất, to nhất Việt Nam, Liên danh AMACCAO – IC BUILD đã nắm bắt được cơ hội và mục tiêu trở thành nhà thầu liên danh hàng đầu về xây lắp và lắp dựng các dự án Điện gió ở Việt Nam.

PV

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ky-tich-kep-tao-nen-tien-do-lap-dat-turbine-nhanh-phi-thuong-trong-nganh-dien-gio-viet-nam-post162612.html