Lá bài khôn ngoan của TT Putin có đủ làm yên lòng cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ trong 'chảo lửa' Idlib?

Ông Putin có thể cân bằng được quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria, 2 thế lực đối đầu căng thẳng ở Idlib và các nơi khác ở Tây Bắc Syria. Tuy nhiên, đến nay thế cân bằng đã bị phá vỡ khi cuộc xung đột giữa Ankara và lực lượng Syria ở Idlib leo thang căng thẳng.

Theo Responsible Statecraft, Tổng thống Nga Putin tự hào vì đã xây dựng được mối quan hệ tốt với cả chính quyền Syria và những người chơi khác trên “bàn cờ” chính trị Syria dù những bên liên quan đối đầu nhau. Cho đến tận lúc này, nhà lãnh đạo Nga vẫn làm tốt điều này mặc có nhiều phe phái, thế lực đối lập nhau ở riêng Syria.

Mặc cho tình trạng thù địch giữa Israel và Iran, Moscow vẫn hợp tác thân cận với cả hai nước. Tương tự, Moscow cũng cân bằng được quan hệ khi cùng lúc quan hệ giữa người Kurd Syria và người Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Putin thậm chí còn có thể cân bằng được quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria, 2 thế lực đối đầu căng thẳng ở Idlib và các nơi khác ở Tây Bắc Syria. Tuy nhiên, đến nay thế cân bằng đã bị phá vỡ khi cuộc xung đột giữa Ankara và lực lượng Syria ở Idlib leo thang căng thẳng.

Ông Putin rất muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lẫn nhà lãnh đạo Syria Assad. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hai nhà lãnh đạo này hiện đang đối đầu căng thẳng. Ông Assad cũng tuyên bố ý định của ông trong việc giành lại mọi cm đất Syria ở Idlib cũng như những nơi khác.

Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin

Dù vậy, với ông Erdogan, việc để mất Idlib vào tay chính quyền Syria sẽ là điều nguy hại vì tạo nên làn sóng người di cư Syria tràn từ phía Bắc sang Thổ Nhĩ Kỳ gây khó cho nước này.

Sự thành công của ông Putin trong việc giữ cân bằng giữa các lực lượng đối lập tuy nhiên cũng còn phụ thuộc nhiều vào các bên liên quan và điều này khó đạt được khi các bên không sẵn sàng hoặc không giải quyết xung đột với nhau.

Moscow trợ giúp một cách thận trọng cho cả hai bên và điều này tất nhiên mang đến cho Nga nhiều lợi ích mà bán vũ khí và thu được lợi ích kinh tế khác từ cả hai bên là một ví dụ.

Tất nhiên, các bên đối lập đều không hài lòng trong việc Moscow cũng ủng hộ đối thủ của mình. Nhưng thực tế, các bên không thể đủ khả năng cắt đứt quan hệ với Moscow vì e ngại đối thủ của mình sẽ giành lợi thế hơn khi họ quyết định như vậy.

Thay vào đó, Moscow nuôi hy vọng rằng việc Nga sẵn sàng hỗ trợ các phe đối lập sẽ khuyến khích sự cạnh tranh trong việc ủng hộ của Moscow. Và chính sách của ông Putin thực sự đã phát huy hiệu quả.

Và theo quan điểm của Moscow, chính sách đối ngoại này rất hữu ích cho các bên. Một mặt, chính quyền ông Assad có được sự sống còn nhờ sự can thiệp của quân đội Nga vào Syria bắt đầu từ năm 2015. Chính quyền ông Assad đã bị đe dọa nghiêm trọng cho đến khi nhận được sự hỗ trợ từ Nga, Iran. Và theo đó, chính quyền ông Assad không nên làm bất cứ điều gì có rủi ro cao ngoài việc cố gắng kiên nhẫn với Moscow.

Tương tự, chính việc Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng sự thù địch đối với Mỹ và châu Âu sẽ dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều hơn vào Nga. Và Nga đã làm nhiều việc để đáp ứng lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria.

Và với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt cũng như thương mại của Nga, Ankara hẳn nhiên cũng không nên mạo hiểm mà quay lưng với Nga. Các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Nga áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay quân sự Nga vào cuối năm 2015 đã được dỡ bỏ khi quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ được cải thiện cũng là lời cảnh báo cho ông Erdogan.

Tuy nhiên, cả ông Assad và ông Erdogan đều không chấp nhận logic về cách cân bằng quan hệ của Moscow. Dù cho Nga đã cứu chính quyền ông Assad và thiết lập lại sự cai trị của chính quyền này đối với phần lớn Syria và đặt ông Assad vào một vị thế mạnh hơn nhiều nhưng mục tiêu giành lại Idlib vẫn là mục tiêu Syria hướng tới.

Và Thổ Nhĩ Kỳ dù cho cũng cần Nga hơn Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chuyến thăm gần đây của ông Erdogan tới Ukraine và tuyên bố ủng hộ với NATO cho thấy ông Erdogan tin rằng nhà lãnh đạo Putin có thể có gì đó để mất khi làm mất lòng ông Erdogan ở Syria.

Hơn nữa, cả ông Erdogan và ông Assad đều tin rằng họ đều có lợi ích quan trọng đối với Idlib, nên sẽ không sẵn sàng từ chối mảnh đất này mặc dù mong muốn thực sự của Nga về một giải pháp phù hợp với cả hai.

Thay vì duy trì mối quan hệ tốt đẹp với hai bên đối lập như trong quá khứ, Moscow hiện phải đối mặt với viễn cảnh mất ảnh hưởng với một trong hai bên hoặc thậm chí cả hai.

Các báo cáo chỉ ra rằng trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tức giận vì những gì họ coi là sự hỗ trợ của không quân Nga cho các cuộc tấn công của Syria chống lại lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, thì Syria cũng tức giận vì những gì họ cho là không đủ sự hỗ trợ của Nga.

Moscow thực sự không thể để Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại lực lượng Syria ở tây bắc Syria, bởi vì điều này có nguy cơ gây bất ổn ở những nơi khác tại Syria. Nhưng việc giúp chính quyền ông Assad chống lại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở tây bắc Syria có thể đẩy Nga vào một cuộc xung đột lớn hơn và dài hơn mà Moscow không mong muốn.

Việc cân bằng quan hệ của Nga với ông Erdogan và ông Assad có thể không còn bền vững.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/la-bai-khon-ngoan-cua-tt-putin-co-du-lam-yen-long-ca-syria-va-tho-nhi-ky-trong-chao-lua-idlib-a467596.html