Làm gì để phòng chống ma túy học đường không còn là khẩu hiệu?

So với những gì mà ngành giáo dục đã đầu tư, việc phòng chống ma túy trong học đường tại Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa thực sự mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh và được xem là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.

Công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh và được xem là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.

Công tác phòng chống ma túy được chú trọng đầu tư

Trong những năm qua, công tác phòng, chống ma túy trong trường học đã có sự đầu tư đồng bộ của các cấp các ngành nhằm kiềm chế sự xâm nhập của tệ nạn ma túy vào môi trường giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường.

Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quan tâm, triển khai đồng bộ ở các cấp học, trình độ đào tạo, đa dạng về hình thức thông tin, tuyên truyền và trở thành phong trào thường xuyên, liên tục ở hầu hết các địa phương, đơn vị.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT và hệ thống các trường học tổ chức nhiều hoạt động như: thi sáng tác ca khúc về đề tài phòng, chống ma túy; thi văn nghệ với chủ đề phòng, chống tệ nạn ma túy; cắm trại, lồng ghép hoạt động phòng, chống ma túy với các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo được sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia…

Để phục vụ công tác giáo dục phòng, chống ma túy, ngành Giáo dục đã biên tập các tài liệu tích hợp vào chương trình giáo dục ở phổ thông và trong các trường đào tạo. Biên soạn, nhân bản sách, tờ rơi, phim hướng dẫn công tác giáo dục phòng, chống ma túy và cấp phát đến các cơ sở giáo dục để tham khảo, vận dụng theo chương trình hàng năm của Bộ; thực hiện việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cốt cán tại 11 Sở GD&ĐT thuộc khu vực phức tạp về tệ nạn ma túy cho hàng nghìn cán bộ, giáo viên.

Từ những cán bộ, giáo viên cốt cán này, nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy sẽ được triển khai đến các cán bộ, giáo viên trong hệ thống các cơ sở giáo dục.

Mới đây, ngày 10/5/2021, Bộ GD&ĐT đã tạo ban hành văn bản kế hoạch về "Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021". Kế hoạch do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh ký ban hành.

Kế hoạch này gồm 9 nhiệm vụ khác nhau, liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm… Mục đích của kế hoạch là nhằm triển khai hiệu quả các nội dung công việc được giao tại Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

Kế hoạch số 455/KH đã chỉ ra những nhiệm vụ rất cụ thể và then chốt như: “Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Đội của nhà trường trên toàn quốc”; “Triển khai bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy và tổ chức tập huấn cho giáo viên, phụ huynh, học sinh. Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy dành cho học sinh”.

Đó là những giải pháp mang tính đột phá, căn cơ và quyết liệt mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiên phong triển khai nhằm thực hiện thành công chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh và được xem là ưu tiên hàng đầu.

Công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh và được xem là ưu tiên hàng đầu.

Nhưng hiệu quả có như kỳ vọng?

Trên thực tế, tình hình tệ nạn ma túy vẫn đang diễn biến phức tạp, luôn có xu hướng tăng về mức độ và số lượng vụ vi phạm. Theo thống kê, khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi là 15-25 tuổi.

Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống ma túy trường học trong những năm vừa qua chưa thực sự đạt như kỳ vọng, chưa mang tính bền vững bởi hiện nay vẫn còn rất nhiều yếu tố nguy cơ tệ nạn ma túy tấn công vào trường học, là những nguyên nhân khách quan gây khó khăn trực tiếp đến công tác phòng, chống ma túy của các nhà trường.

Ở một số nhà trường, việc quản lý, tổ chức phòng, chống ma túy trong trường học chưa được đầu tư chiều sâu. Bộ máy kiêm nhiệm chưa đủ mạnh để duy trì cập nhật, xử lý các nguồn thông tin trong học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên liên quan đến ma túy; Chưa phát huy tốt vai trò chủ động của học sinh, sinh viên tham gia phòng, chống ma túy trong trường học và cộng đồng…

Cô Mai, giáo viên tại Thanh Trì cho biết: “Việc giáo dục phòng ngừa ma túy trong trường học từ trước đến giờ chỉ mang tính truyền miệng, nghĩa là giảng dạy từ thế hệ trước tới thế hệ sau. Bản thân là giáo viên, tôi nghĩ cần có những biện pháp thiết thực hơn như tài liệu học tập, các bài giảng cụ thể và sinh động, các chuyến tham quan ngoại khóa hay học tập thực tế để học sinh được tiếp cận với vấn đề gần gũi hơn nữa”.

Tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh.

Tuyên truyền và giáo dục phòng chống ma túy cần phải được đẩy mạnh.

Trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục, nhà trường cần xác định đúng đắn nhận thức về công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường để ngăn chặn tệ nạn ma túy. Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần giáo dục khả năng tự bảo vệ và xây dựng phẩm chất, nhân cách của học sinh, sinh viên. Do vậy, công tác phòng, chống ma túy trong trường học phải luôn được gắn kết chặt chẽ với công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cần tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức để công tác giáo dục, tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất; đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, quản lý học sinh, sinh viên, phòng, chống tệ nạn ma túy.

PV.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/lam-gi-de-phong-chong-ma-tuy-hoc-duong-khong-con-la-khau-hieu-148844.html