'Làng âm phủ' hối hả làm đồ cúng ông Công, ông Táo

Hàng trăm hộ kinh doanh hàng mã ở làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang khẩn trương làm nốt những đơn hàng cuối cùng để kịp vận chuyển phục vụ dịp cúng ông Công, ông Táo.

 Sát ngày cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch), làng nghề làm hàng mã ở xã Sông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhộn nhịp, khẩn trương hơn thường ngày.

Sát ngày cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp Âm lịch), làng nghề làm hàng mã ở xã Sông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhộn nhịp, khẩn trương hơn thường ngày.

 Bà Hạnh đang dán nốt đơn hàng là những đôi hia trong bộ cúng ông Công, ông Táo. Tại làng nghề này, mỗi gia đình sẽ chọn cho mình một loại hàng mã chủ đạo để làm. Có nhà chuyên làm hình nhân, có gia đình lại chỉ làm hình các ôtô, xe máy, điện thoại...

Bà Hạnh đang dán nốt đơn hàng là những đôi hia trong bộ cúng ông Công, ông Táo. Tại làng nghề này, mỗi gia đình sẽ chọn cho mình một loại hàng mã chủ đạo để làm. Có nhà chuyên làm hình nhân, có gia đình lại chỉ làm hình các ôtô, xe máy, điện thoại...

 "Tôi làm hàng mã được gần 30 năm nay, theo truyền thống gia đình. Năm nay, dịch Covid-19 khiến lượng hàng bán đi chậm hơn một chút so với năm ngoái. Nhưng tính đến hiện tại, gia đình tôi cũng đã bán được đến 90% hàng", bà Hạnh nói và cho biết nếu tính trung bình thu nhập mỗi ngày của một người làm hàng mã là khoảng 200.000-300.000 đồng.

"Tôi làm hàng mã được gần 30 năm nay, theo truyền thống gia đình. Năm nay, dịch Covid-19 khiến lượng hàng bán đi chậm hơn một chút so với năm ngoái. Nhưng tính đến hiện tại, gia đình tôi cũng đã bán được đến 90% hàng", bà Hạnh nói và cho biết nếu tính trung bình thu nhập mỗi ngày của một người làm hàng mã là khoảng 200.000-300.000 đồng.

 Theo bà Hạnh, các hộ làm hàng mã ở đây có 2 phương án để kinh doanh. Một là đem trực tiếp hàng đi bán tại chợ hoặc như gia đình bà là sẽ gọi những người chuyên buôn, sỉ đến nhập tại nhà. Để kịp sản xuất hàng phục vụ cho ngày lễ, bà Phạm Thị Thoa phải thuê thêm 3 nhân công làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Gia đình bà chuyên làm mũ.

Theo bà Hạnh, các hộ làm hàng mã ở đây có 2 phương án để kinh doanh. Một là đem trực tiếp hàng đi bán tại chợ hoặc như gia đình bà là sẽ gọi những người chuyên buôn, sỉ đến nhập tại nhà. Để kịp sản xuất hàng phục vụ cho ngày lễ, bà Phạm Thị Thoa phải thuê thêm 3 nhân công làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Gia đình bà chuyên làm mũ.

 "Bản thân tôi thấy dịch không làm ảnh hưởng đến việc buôn bán. Người dân khi đến những dịp cúng, lễ vẫn có nhu cầu và mua hàng mã bình thường. Năm nay, thu nhập của nhà tôi bằng năm ngoái", bà Thoa cho hay.

"Bản thân tôi thấy dịch không làm ảnh hưởng đến việc buôn bán. Người dân khi đến những dịp cúng, lễ vẫn có nhu cầu và mua hàng mã bình thường. Năm nay, thu nhập của nhà tôi bằng năm ngoái", bà Thoa cho hay.

 Các công nhân lành nghề ở đây chỉ mất vài giây để hoàn thành một công đoạn, mỗi người chỉ làm một phần rồi chuyển cho người tiếp theo cho đến khi sản phẩm hoàn thiện. "Làm như vậy mới nhanh, mỗi người một việc cho quen tay", chị Hà chia sẻ.

Các công nhân lành nghề ở đây chỉ mất vài giây để hoàn thành một công đoạn, mỗi người chỉ làm một phần rồi chuyển cho người tiếp theo cho đến khi sản phẩm hoàn thiện. "Làm như vậy mới nhanh, mỗi người một việc cho quen tay", chị Hà chia sẻ.

 Trong ảnh là một xưởng chuyên làm khung hình. Chủ hộ mua tre rồi về tách vỏ, ruột tre được cắt nhỏ để cung cấp cho các hộ làm hình ôtô, xe máy. Vỏ tre sẽ được chẻ mỏng, bắn keo thành các khung hình thù thô, sau đó được chuyển đi dán, bọc giấy.

Trong ảnh là một xưởng chuyên làm khung hình. Chủ hộ mua tre rồi về tách vỏ, ruột tre được cắt nhỏ để cung cấp cho các hộ làm hình ôtô, xe máy. Vỏ tre sẽ được chẻ mỏng, bắn keo thành các khung hình thù thô, sau đó được chuyển đi dán, bọc giấy.

 Tại đây, bất cứ vật dụng nào cho người cõi âm đều có, từ ví, điện thoại, xe đạp... cho đến máy bay cũng được làm.

Tại đây, bất cứ vật dụng nào cho người cõi âm đều có, từ ví, điện thoại, xe đạp... cho đến máy bay cũng được làm.

Một số người dân mua sỉ sử dụng xe máy để vận chuyển hàng. Càng sát ngày, lượng người đi lại qua làng càng tấp nập.

Một số người dân mua sỉ sử dụng xe máy để vận chuyển hàng. Càng sát ngày, lượng người đi lại qua làng càng tấp nập.

 Với những người làm kinh doanh lớn thì dùng ôtô để chở hàng đi khắp các tỉnh thành miền Bắc.

Với những người làm kinh doanh lớn thì dùng ôtô để chở hàng đi khắp các tỉnh thành miền Bắc.

Hải Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/lang-am-phu-hoi-ha-lam-do-cung-ong-cong-ong-tao-post1179449.html