Lộ diện thiên hà 'xuyên không' từ nơi vũ trụ bắt đầu

Kính viễn vọng không gian James Webb vừa chụp được một trong những hình ảnh khó tin nhất về thế giới thiên hà 13,1 tỉ năm trước.

Theo SciTech Daily, vật thể mà James Webb vừa phát hiện được là một thiên hà cổ đại đang hình thành sao mạnh mẽ ở các khu vực ngoài rìa, nằm giữa vùng vũ trụ chỉ 700 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Thiên hà này mang tên NGC 1549, nhỏ hơn thiên hà Milky Way (

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Ngân Hà) mà Trái Đất của chúng ta trú ngụ 100 lần, nhưng lại trưởng thành một cách đáng ngạc nhiên ở giai đoạn đầu của vũ trụ.

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Tuy vậy, cách nó đang phát triển mới là bất thường nhất.

Các thiên hà trong vũ trụ sơ khai có thể có cấu trúc và cách hình thành rất khác biệt so với ngày nay - Minh họa AI: ANH THƯ

Các thiên hà trong vũ trụ sơ khai có thể có cấu trúc và cách hình thành rất khác biệt so với ngày nay - Minh họa AI: ANH THƯ

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Sandro Tacchella từ Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge (Anh), giống như một thành phố lớn, thiên hà "xuyên không" từ hơn 13 tỉ năm trước này có lõi sao dày đặc nhưng trở nên thưa thớt hơn ở các "vùng ngoại ô".

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Cũng giống như cách một thành phố phát triển, nó đang dần mở rộng bằng cách tăng tốc hình thành sao ở các "vùng ngoại ô", tạo nên các "thành phố vệ tinh".

Đó là một cách phát triển hoàn toàn ngược với các thiên hà ngày nay, vốn phát triển thông qua 2 cơ chế chính.

Một là chúng bắt đầu khi đám mây khí sụp đổ dưới lực hấp dẫn của chính nó, tạo thành lõi sao rất dày đặc và có thể là các lỗ đen, liên tục kéo khí bụi vào để trở thành vật liệu hình thành sao.

Khi thiên hà lớn dần lên, sự hình thành sao tăng, nó sẽ tập hợp động lượng và quay ngày càng nhanh hơn, tạo nên hình xoắn ốc hoặc hình đĩa.

Vì vậy, cơ chế chính vẫn là kéo vật chất từ bên ngoài vào để hình thành sao bên trong. Cách này hoàn toàn ngược với cách tạo nên các vùng hình thành sao ngoài rìa mà NGC 1549 đã sử dụng để tăng trưởng.

Hình ảnh thực về NGC 1549 - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Hình ảnh thực về NGC 1549 - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Cách phổ biến thứ hai là các thiên hà lớn lên bằng cách sáp nhập các thiên hà khác, giống như cách Ngân Hà của chúng ta nuốt khoảng hơn 20 "nạn nhân" suốt cuộc đời nó.

Theo các tác giả, cách hình thành sao giống như NGC 1549 cổ đại đã làm được đề cập trong các lý thuyết thiên văn. Nhưng đây là lần đầu tiên bằng chứng thực tế xuất hiện.

Ngoài ra, NGC 1549 thể hiện rất nhiều đặc điểm khác rất thú vị.

NGC 1549 tăng gấp đôi khối lượng sao của nó ở vùng ngoại vi khoảng 10 triệu năm một lần. Đó là tốc độ kinh khủng. Để so sánh, Ngân Hà của chúng ta chỉ có thể tăng gấp đôi khối lượng của nó sau mỗi 10 tỉ năm.

Mật độ của lõi thiên hà, cũng như tốc độ hình thành sao cao, cho thấy vào thời điểm quan sát thiên hà trẻ này rất giàu khí cần thiết để hình thành các ngôi sao mới.

Điều này có thể phản ánh rất nhiều điều về môi trường vũ trụ sơ khai, nơi nó đã ra đời và tồn tại khi James Webb chụp được.

Các nhà khoa học cho biết họ vẫn đang cố tìm kiếm thêm các thiên hà "đồng trang lứa" với vật thể cổ đại này để tìm hiểu xem liệu các thiên hà khác có hình thành theo kiểu "ngược đời" như nó không.

Anh Thư

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/lo-dien-thien-ha-xuyen-khong-tu-noi-vu-tru-bat-dau-196241014093040309.htm