Lo Nga, Đức chiều lòng NATO mua 5 tàu chiến K130

Chiều lòng NATO về tăng cường thêm đội tàu chiến trong bối cảnh khối này tiếp tục căng thẳng với Nga, Đức đã chấp thuận việc mua thêm 5 tàu hộ vệ K130.

Theo Navy Recognition, Đức đã chấp thuận việc chi 1,6 tỷ USD để mua thêm 5 tàu hộ vệ K130 lớp Braunschweig. Nguồn ảnh: Navy Recognition

Việc này là nhằm đáp ứng lời kêu gọi từ khối NATO mong muốn Hải Quân Đức cung cấp thêm 4 tàu hộ vệ với mức độ sẵn sàng cao nhất sử dụng trong các hoạt động ven biển từ năm 2018. Nguồn ảnh: Wiki

Dự kiến, 5 chiếc tàu hộ vệ K130 mới sẽ được trang bị cho Hải quân Liên bang Đức trong giai đoạn từ 2019-2023. Trước đó, đã có 5 chiếc K130 được bàn giao cho Hải quân Đức từ 2008-2013. Nguồn ảnh: Wiki

Tàu hộ vệ K130 lớp Braunschweig nổi bật với khả năng tàng hình, giảm đáng kể tín hiệu phản xạ radar và hồng ngoại khi hoạt động với hệ thống điện tử - vũ khí hiện đại. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.800 tấn, dài 89,12m, rộng 13,28m và mớn nước 3,4m. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến ven bờ và phản ứng nhanh với khủng hoảng đa quốc gia. Nguồn ảnh: Wiki

K130 trang bị hai máy diesel MTU công suất 14,8MW cùng hai chân vịt cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h, dự trữ hành trình tối đa có thể lên đến 21 ngày. Tuy có lượng giãn nước khá lớn nhưng thủy thủ đoàn chỉ cần 65 người cho thấy sự hiện đại của lớp tàu. Nguồn ảnh: Wiki

Hệ thống cảm biến trên tàu hộ vệ lớp K130 gồm: hệ thống radar mạng pha bị động đa năng TRS-3D; hai đài radar đạo hàng; hệ thống phân biệt địch ta MSSR 2000; cảm biến quang - điện MIRADOR và hệ thống tác chiến điện tử UL 5000 K với bệ phóng mồi bẫy TKWA/MASS. Nguồn ảnh: Wiki

Trong đó, TRS-3D là đài trinh sát mặt nước - trên không đa năng có khả năng theo dõi - phát hiện tự động tất cả các mối nguy hiêm, bảo gồm cả báo động sớm các mục tiêu bay thấp hoặc di chuyển nhanh như tên lửa hành trình, tàu cao tốc, UAV... Nguồn ảnh: Wiki

Về mặt hỏa lực, khá ngạc nhiên khi lớp tàu hộ vệ gần 2.000 tấn của nước Đức lại không có hệ thống vũ khí tương xứng. Nó thiếu hoàn toàn khả năng chống ngầm cũng như phòng không mạnh mẽ, số lượng tên lửa chống hạm rất ít. Nguồn ảnh: Wiki

Trong ảnh là bệ phóng tên lửa hải đối không phản ứng nhanh RIM-116 RAM CIWS của lớp tàu hộ vệ K130. Loại vũ khí này chủ yếu dùng để phòng không điểm chống tên lửa diệt hạm với tầm bắn khoảng 9km, dùng hệ dẫn đường ba chế độ (hồng ngoại/vô tuyến bị động hoặc hồng ngoại hoặc hồng ngoại hai chế độ kích hoạt). Nguồn ảnh: Wiki

Ngoài ra, còn có hai bệ pháo tự động cao tốc Mauser BK-27 bắn đạn cỡ 27x145mm, tốc độ bắn 1.100-1.700 phát/phút, sơ tốc 1.100m/s. Nguồn ảnh: Wiki

Trên mỗi tàu K130 chỉ có 4 tên lửa hành trình chống hạm RBS-15 Mk.3 với tầm bắn khoảng 250km. Trong tương lai gần, các tàu này có khả năng sẽ nhận phiên bản Mk.4 với tầm bắn nhân đôi, 400km và đầu dò hai chế độ, tăng khả năng kháng nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Wiki

Ban đầu, các tàu K130 dự kiến sẽ được trang bị tên lửa Plyphem dẫn đường bằng cáp quang nhưng sau cùng dự án bị hủy bỏ và thay bằng RBS-15. Đây là loại tên lửa chống hạm do Saab (Thụy Điển) và Diehl BGT (Đức) hợp tác sản xuất có khả năng chống hạm và tấn công mặt đất. Tên lửa nặng khoảng 800kg, mang đầu nổ phá mảnh 200kg, tốc độ cận âm, sử dụng radar dẫn đường chủ động pha cuối. Nguồn ảnh: Piccr

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-nga-duc-chieu-long-nato-mua-5-tau-chien-k130-783052.html