Loại trứng ăn nhiều không khác 'đầu độc' trẻ mỗi ngày

Không chỉ thiếu hụt dinh dưỡng, những loại trứng này không khác gì 'đầu độc' trẻ mỗi ngày, ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của bé.

 Trứng có đốm đen. Trứng có đốm đen là trứng xuất hiện đốm trên vỏ hoặc trong lòng trắng. Gặp trứng có đốm, bạn nên loại bỏ thay vì đem chế biến món ăn.

Trứng có đốm đen. Trứng có đốm đen là trứng xuất hiện đốm trên vỏ hoặc trong lòng trắng. Gặp trứng có đốm, bạn nên loại bỏ thay vì đem chế biến món ăn.

Theo chuyên gia sức khỏe, những đốm này bắt nguồn từ việc lớp màng bảo vệ bị tổn thương khi bảo quản ở nhiệt độ cao, ẩm thấp khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công. Ăn trứng không tươi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ con khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Theo chuyên gia sức khỏe, những đốm này bắt nguồn từ việc lớp màng bảo vệ bị tổn thương khi bảo quản ở nhiệt độ cao, ẩm thấp khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công. Ăn trứng không tươi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ con khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Trứng dính. Trứng dính là loại khi luộc hay đập vỡ lòng đỏ có xu hướng kết dính với vỏ. Giống như trứng có đốm đen, trứng dính hình thành khi vi khuẩn tấn công sâu vào trong. Ăn loại quả này không những không nạp thêm dinh dưỡng mà còn đe dọa sức khỏe trẻ.

Trứng dính. Trứng dính là loại khi luộc hay đập vỡ lòng đỏ có xu hướng kết dính với vỏ. Giống như trứng có đốm đen, trứng dính hình thành khi vi khuẩn tấn công sâu vào trong. Ăn loại quả này không những không nạp thêm dinh dưỡng mà còn đe dọa sức khỏe trẻ.

Trứng có lòng đỏ rời rạc. So với hai loại trứng trên, trứng có lòng đỏ rời rạc ít nguy hiểm hơn. Chúng cũng không xuất hiện mùi lạ nên vẫn thường được giữ lại để nấu ăn.

Trứng có lòng đỏ rời rạc. So với hai loại trứng trên, trứng có lòng đỏ rời rạc ít nguy hiểm hơn. Chúng cũng không xuất hiện mùi lạ nên vẫn thường được giữ lại để nấu ăn.

Vậy nhưng, những quả trứng như vậy bắt nguồn từ việc màng noãn hoàng bị vỡ, không có khả năng bọc trứng. Nếu để lâu, vi khuẩn, nấm mốc sẽ có cơ hội thâm nhập phá hủy cấu trúc protein khiến trứng trở thành nguồn đầu độc sức khỏe trẻ.

Vậy nhưng, những quả trứng như vậy bắt nguồn từ việc màng noãn hoàng bị vỡ, không có khả năng bọc trứng. Nếu để lâu, vi khuẩn, nấm mốc sẽ có cơ hội thâm nhập phá hủy cấu trúc protein khiến trứng trở thành nguồn đầu độc sức khỏe trẻ.

Trứng hỏng. Đời sống vật chất được nâng cao nên rất ít khi cha mẹ dùng trứng hỏng nấu ăn cho con. Tuy nhiên, quá trình đập trứng vào bát có thể vô tình khiến trứng hỏng lẫn lộn với trứng sạch.

Trứng hỏng. Đời sống vật chất được nâng cao nên rất ít khi cha mẹ dùng trứng hỏng nấu ăn cho con. Tuy nhiên, quá trình đập trứng vào bát có thể vô tình khiến trứng hỏng lẫn lộn với trứng sạch.

Thay vì dùng thìa vớt bỏ trứng, bạn nên bỏ cả bát bởi chúng dễ nhiễm khuẩn từ trứng hỏng. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên khó có thể tiêu hóa bình thường kiểu thức ăn như vậy.

Thay vì dùng thìa vớt bỏ trứng, bạn nên bỏ cả bát bởi chúng dễ nhiễm khuẩn từ trứng hỏng. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên khó có thể tiêu hóa bình thường kiểu thức ăn như vậy.

Trứng lòng đào. Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ ăn trứng lòng đào sẽ ngon và dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, việc chế biến chưa kỹ khiến bé có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

Trứng lòng đào. Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ ăn trứng lòng đào sẽ ngon và dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, việc chế biến chưa kỹ khiến bé có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

Trứng chiên cháy cạnh. Chế biến với nhiệt độ cao không chỉ khiến trứng mất chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ nạp thêm độc tố, rơi vào tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe dạ dày.

Trứng chiên cháy cạnh. Chế biến với nhiệt độ cao không chỉ khiến trứng mất chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ nạp thêm độc tố, rơi vào tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe dạ dày.

Trứng trà, trứng muối, trứng bắc thảo... được nhiều người ưa thích hoàn toàn không phù hợp để tẩm bổ cho con trẻ. Bên cạnh lý do chất dinh dưỡng trong trứng không được đảm bảo, chúng còn chứa nhiều gia vị, đặc biệt lượng lớn muối không thích hợp với hệ tiêu hóa, thận trẻ. Ảnh: Internet, Sohu.

Trứng trà, trứng muối, trứng bắc thảo... được nhiều người ưa thích hoàn toàn không phù hợp để tẩm bổ cho con trẻ. Bên cạnh lý do chất dinh dưỡng trong trứng không được đảm bảo, chúng còn chứa nhiều gia vị, đặc biệt lượng lớn muối không thích hợp với hệ tiêu hóa, thận trẻ. Ảnh: Internet, Sohu.

Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.

Định Tâm (Theo Sohu)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/loai-trung-an-nhieu-khong-khac-dau-doc-tre-moi-ngay-1479796.html