Lôi quả mọc từ bùn, ngã ngửa khi thấy thứ bên trong

Cư dân mạng gần đây trang tranh luận sôi nổi về loại quả được người nông dân hái lên từ bùn đen, có kích cỡ tương tự quả lựu cỡ đại, bên trong cũng có nhiều hạt màu hồng giống như hạt lựu.

Trên mạng xã hội xuất hiện một clip người nông dân thu hoạch quả mọc trong bùn đen. Điều đặc biệt là khi bổ ra, bên trong cũng có nhiều hạt màu hồng giống như hạt lựu.

Trên mạng xã hội xuất hiện một clip người nông dân thu hoạch quả mọc trong bùn đen. Điều đặc biệt là khi bổ ra, bên trong cũng có nhiều hạt màu hồng giống như hạt lựu.

Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về loại quả này. Có người nghĩ đây là "lựu nước", có người lại cho rằng đây là hạt sen. Trên thực tế, đây là cây khiếm thực, loại cây có hoa được phân loại trong họ hoa súng.

Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về loại quả này. Có người nghĩ đây là "lựu nước", có người lại cho rằng đây là hạt sen. Trên thực tế, đây là cây khiếm thực, loại cây có hoa được phân loại trong họ hoa súng.

Loại cây này được tìm thấy nhiều ở vùng đông bắc Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng như các vùng phía đông nước Nga. Bang Bihar của Ấn Độ cung cấp tới 90% sản lượng hạt khiếm thực cho thế giới.

Loại cây này được tìm thấy nhiều ở vùng đông bắc Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng như các vùng phía đông nước Nga. Bang Bihar của Ấn Độ cung cấp tới 90% sản lượng hạt khiếm thực cho thế giới.

Cây khiếm thực sống trong đầm nước, ra hoa màu tím. Lá hình tròn có thể to tới hơn một mét. Mặt dưới của lá có màu tía trong khi mặt trên có màu xanh lục. Thân, hoa và lá nổi trên bề mặt được bao phủ bởi các gai nhọn. Ở Ấn Độ, khiếm thực thường mọc trong ao, đầm lầy....

Cây khiếm thực sống trong đầm nước, ra hoa màu tím. Lá hình tròn có thể to tới hơn một mét. Mặt dưới của lá có màu tía trong khi mặt trên có màu xanh lục. Thân, hoa và lá nổi trên bề mặt được bao phủ bởi các gai nhọn. Ở Ấn Độ, khiếm thực thường mọc trong ao, đầm lầy....

Từ quả khiếm thực sẽ thu hoạch được hạt khiếm thực, một loại dược liệu quý. Hạt được thu hái vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Từ quả khiếm thực sẽ thu hoạch được hạt khiếm thực, một loại dược liệu quý. Hạt được thu hái vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Trong tài liệu y học cổ Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc, khiếm thực là một trong những dược liệu cao cấp nhất. Nó được ví tốt ngang nhân sâm, được gọi là sâm nước. Trong sách cổ gọi là “thức ăn trẻ mãi không già, kéo dài tuổi thọ”.

Trong tài liệu y học cổ Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc, khiếm thực là một trong những dược liệu cao cấp nhất. Nó được ví tốt ngang nhân sâm, được gọi là sâm nước. Trong sách cổ gọi là “thức ăn trẻ mãi không già, kéo dài tuổi thọ”.

Đáng nói, tác dụng bổ thận tráng dương của khiếm thực còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng khiếm thực có thể có lợi cho lá lách và dạ dày, chống lại sự lão hóa.

Đáng nói, tác dụng bổ thận tráng dương của khiếm thực còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng khiếm thực có thể có lợi cho lá lách và dạ dày, chống lại sự lão hóa.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường tinh, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường tinh, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm.

Sách Bản thảo cương mục (thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh) có viết: Khiếm thực có tác dụng dưỡng ẩm, chữa đau thắt lưng, cột sống và đầu gối, giúp dưỡng trung, bổ tinh, cường tâm, làm cho tai và mắt sáng. Tiêu thụ lâu ngày chống lại sự lão hóa.

Sách Bản thảo cương mục (thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh) có viết: Khiếm thực có tác dụng dưỡng ẩm, chữa đau thắt lưng, cột sống và đầu gối, giúp dưỡng trung, bổ tinh, cường tâm, làm cho tai và mắt sáng. Tiêu thụ lâu ngày chống lại sự lão hóa.

Các nghiên cứu cho thấy hạt khiếm thực có tác dụng chống oxy hóa và chống thiếu máu cục bộ. Theo sử sách ghi lại, mỗi ngày nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống tên là Tô Đông Pha đều ăn từ 10 - 30 hạt khiếm thực để giữ gìn sức khỏe, cuối đời làn da vẫn sáng hồng, tư duy vẫn nhanh nhạy.

Các nghiên cứu cho thấy hạt khiếm thực có tác dụng chống oxy hóa và chống thiếu máu cục bộ. Theo sử sách ghi lại, mỗi ngày nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời Tống tên là Tô Đông Pha đều ăn từ 10 - 30 hạt khiếm thực để giữ gìn sức khỏe, cuối đời làn da vẫn sáng hồng, tư duy vẫn nhanh nhạy.

Khiếm thực có thể tăng cường chức năng hấp thu của ruột non, cải thiện tốc độ bài tiết xylose trong nước tiểu, và tăng nồng độ carotene trong huyết thanh.

Khiếm thực có thể tăng cường chức năng hấp thu của ruột non, cải thiện tốc độ bài tiết xylose trong nước tiểu, và tăng nồng độ carotene trong huyết thanh.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ carotene trong huyết thanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư dạ dày, đồng thời giảm đáng kể khả năng xuất hiện bệnh ung thư nói chung.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ carotene trong huyết thanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư dạ dày, đồng thời giảm đáng kể khả năng xuất hiện bệnh ung thư nói chung.

Mời các bạn xem video: Cây nào phù hợp với đô thị Hà Nội? Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loi-qua-moc-tu-bun-nga-ngua-khi-thay-thu-ben-trong-1748266.html