Lợi và hại khi ăn nhiều rong biển
Rong biển có nguồn gốc từ thực vật với lượng protein cao và calo thấp. Đây là một trong những thực phẩm đang nằm trong xu hướng ăn uống lành mạnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, ăn như thế nào để phát huy hết lợi ích của rong biển là điều không phải ai cũng biết.Nguồn vitamin và khoáng chất tốtMỗi loại rong biển đều chứa đầy đủ vitamin A và E, vitamin B, canxi, magiê, kali, đồng, sắt, iốt cũng như omega-3 và polyphenol. Loại thực phẩm này được xem là một nguồn protein và chất xơ rất tốt cho cơ thể.Rắc một ít rong biển khô vào thức ăn là cách dễ dàng để tăng lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.Chứa nhiều chất chống oxy hoáChất chống oxy hóa có thể làm cho các chất không ổn định trong cơ thể (hay còn gọi là gốc tự do) ít phản ứng hơn, dẫn đến ít có khả năng làm hỏng các tế bào.Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, bao gồm flavonoid và carotenoids – chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do gốc tự do.Ảnh: Internet.Caroten được tìm thấy trong tảo nâu như wakame có khả năng chống oxy hóa cao gấp 13,5 lần so với vitamin E. Fucoxanthin trong rong biển đã được chứng minh là bảo vệ màng tế bào tốt hơn vitamin A, đặc biệt khi tiêu thụ cùng với chất béo.Tốt cho người có bệnh tuyến giápRong biển tốt cho người có bệnh tuyến giáp vì có chứa iốt và tyrosine giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp.Hàm lượng iốt thay đổi và tùy thuộc vào từng loại rong biển, nơi trồng và cách chế biến. Trên thực tế, một tấm rong biển khô có thể chứa 1-1,989% RDI (khẩu phần ăn hằng ngày). Cụ thể, lượng iốt trong rong biển Nori là 37mcg mỗi gram (25% RDI); Wakame là 139mcg mỗi gram (93% RDI).Rong biển cũng chứa một loại axit amin gọi là tyrosine, được sử dụng cùng với iốt để tạo ra hai loại hormone chính giúp tuyến giáp thực hiện đúng chức năng của nó.Giảm nguy cơ tim mạchBệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim
(SGTTO) – Rong biển có nguồn gốc từ thực vật với lượng protein cao và calo thấp. Đây là một trong những thực phẩm đang nằm trong xu hướng ăn uống lành mạnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, ăn như thế nào để phát huy hết lợi ích của rong biển là điều không phải ai cũng biết.
Nguồn vitamin và khoáng chất tốt
Mỗi loại rong biển đều chứa đầy đủ vitamin A và E, vitamin B, canxi, magiê, kali, đồng, sắt, iốt cũng như omega-3 và polyphenol. Loại thực phẩm này được xem là một nguồn protein và chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Rắc một ít rong biển khô vào thức ăn là cách dễ dàng để tăng lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có thể làm cho các chất không ổn định trong cơ thể (hay còn gọi là gốc tự do) ít phản ứng hơn, dẫn đến ít có khả năng làm hỏng các tế bào.
Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, bao gồm flavonoid và carotenoids – chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do gốc tự do.
Caroten được tìm thấy trong tảo nâu như wakame có khả năng chống oxy hóa cao gấp 13,5 lần so với vitamin E. Fucoxanthin trong rong biển đã được chứng minh là bảo vệ màng tế bào tốt hơn vitamin A, đặc biệt khi tiêu thụ cùng với chất béo.
Tốt cho người có bệnh tuyến giáp
Rong biển tốt cho người có bệnh tuyến giáp vì có chứa iốt và tyrosine giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Hàm lượng iốt thay đổi và tùy thuộc vào từng loại rong biển, nơi trồng và cách chế biến. Trên thực tế, một tấm rong biển khô có thể chứa 1-1,989% RDI (khẩu phần ăn hằng ngày). Cụ thể, lượng iốt trong rong biển Nori là 37mcg mỗi gram (25% RDI); Wakame là 139mcg mỗi gram (93% RDI).
Rong biển cũng chứa một loại axit amin gọi là tyrosine, được sử dụng cùng với iốt để tạo ra hai loại hormone chính giúp tuyến giáp thực hiện đúng chức năng của nó.
Giảm nguy cơ tim mạch
Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, hút thuốc và không hoạt động thể chất hoặc thừa cân. Bệnh tim cũng có thể được gây ra bởi quá trình đông máu.
Tin vui là rong biển có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu cũng như nhờ chứa carbohydrate được gọi là fucans, rong biển có thể giúp ngăn ngừa máu đóng cục.
Giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2
Fuxoxanthin là một chất có trong rong biển nâu, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, một chất khác trong rong biển có tên là alginate đã ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên ở động vật sau khi được cho ăn một lượng đường cao.
Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên thêm rong biển vào chế độ ăn hằng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tốt cho đường ruột
Rong biển là một nguồn chất xơ tuyệt vời, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Chất xơ chiếm khoảng 25-75% trọng lượng khô của rong biển. Giá trị này cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả.
Ngoài ra, các loại đường đặc biệt được tìm thấy trong rong biển được gọi là polysacarit sunfat đã được chứng minh là làm tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột. Các polysacarit này cũng có thể làm tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA), cung cấp hỗ trợ và nuôi dưỡng cho các tế bào lót trong ruột.
Mua rong biển ở đâu?
Ngày này, những tấm rong biển Nori ở dạng đồ ăn nhẹ có mặt khắp nơi. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các loại rong biển khác tại các siêu thị châu Á, cửa hàng thực phẩm tự nhiên và cửa hàng tạp hóa.
Hầu hết rong biển được bán khô, khi chế biến phải ngâm vào nước cho rong biển nở ra. Một số rong biển, như tảo bẹ, cũng có sẵn đông lạnh. Bạn có thể tìm ở các cửa hiệu hàng nhập từ Nhật, Hàn.
Thanh Huyền
Theo Healthline.com
Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/loi-va-hai-khi-an-nhieu-rong-bien/