Lớp học hai bục giảng ở đảo ngọc Phú Quốc

Điểm trường Rạch Vẹm của trường tiểu học và trung học cơ sở Gành Dầu, Phú Quốc (Kiên Giang) còn tồn tại lớp học hai bục giảng. Một thầy dạy cùng lúc lớp 3 và lớp 4.

Điểm trường này tọa lạc tại tổ 3, ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu của huyện Phú Quốc. Đây là điểm trường được nhiều người dân địa phương gọi là “3 không”: Đường đến trường không được bê tông hóa (đường đất đỏ lầy lội); không điện lưới quốc gia; không được đầu tư hay sửa chữa.

Điểm trường này tọa lạc tại tổ 3, ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu của huyện Phú Quốc. Đây là điểm trường được nhiều người dân địa phương gọi là “3 không”: Đường đến trường không được bê tông hóa (đường đất đỏ lầy lội); không điện lưới quốc gia; không được đầu tư hay sửa chữa.

Cô Phan Thị Diễm Hằng, người phụ trách quản lý điểm trường này, cho biết điểm trường Rạch Vẹm nằm trong vùng quy hoạch của một dự án du lịch của huyện, đã được công bố từ những năm 2000. 19 năm nay, dự án vẫn chưa thấy khởi động. Vì là đất của dự án, điểm trường này nhiều năm qua không được chủ trương đầu tư hoặc sửa chữa, có chăng chỉ là sửa chữa những chi tiết nhỏ như vách, mái tôn, bàn ghế hư hỏng.

Cô Phan Thị Diễm Hằng, người phụ trách quản lý điểm trường này, cho biết điểm trường Rạch Vẹm nằm trong vùng quy hoạch của một dự án du lịch của huyện, đã được công bố từ những năm 2000. 19 năm nay, dự án vẫn chưa thấy khởi động. Vì là đất của dự án, điểm trường này nhiều năm qua không được chủ trương đầu tư hoặc sửa chữa, có chăng chỉ là sửa chữa những chi tiết nhỏ như vách, mái tôn, bàn ghế hư hỏng.

Đây là lớp học ghép giữa lớp 3 và lớp 4, do thầy Nguyễn Nhựt Trường vừa giảng dạy vừa chủ nhiệm cả hai lớp. Bởi là học ghép, một nửa lớp học quay mặt lên bảng lớn, một nửa lớp học quay mặt về hướng ngược lại, nơi có chiếc bảng nhỏ hơn. Thầy Trường cho biết đây là năm đầu tiên điểm trường này có lớp ghép, do thiếu giáo viên. Cũng theo thầy Trường, nhiều phụ huynh học sinh phản ứng gay gắt khi con em họ phải học trong điều kiện như thế này.

Đây là lớp học ghép giữa lớp 3 và lớp 4, do thầy Nguyễn Nhựt Trường vừa giảng dạy vừa chủ nhiệm cả hai lớp. Bởi là học ghép, một nửa lớp học quay mặt lên bảng lớn, một nửa lớp học quay mặt về hướng ngược lại, nơi có chiếc bảng nhỏ hơn. Thầy Trường cho biết đây là năm đầu tiên điểm trường này có lớp ghép, do thiếu giáo viên. Cũng theo thầy Trường, nhiều phụ huynh học sinh phản ứng gay gắt khi con em họ phải học trong điều kiện như thế này.

Điểm trường này hiện có 3 cấp học, gồm mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, với 10 lớp, tổng số 130 em học sinh. Phần lớn học sinh là con em người dân địa phương.

Điểm trường này hiện có 3 cấp học, gồm mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, với 10 lớp, tổng số 130 em học sinh. Phần lớn học sinh là con em người dân địa phương.

Điểm trường có 6 phòng học, với 4 phòng xây và 2 phòng tiền chế. Nhiều năm qua, cơ sở vật chất điểm trường này xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Điểm trường có 6 phòng học, với 4 phòng xây và 2 phòng tiền chế. Nhiều năm qua, cơ sở vật chất điểm trường này xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

“Văn phòng” của điểm trường này, theo cách nói của cô Phan Thị Diễm Hằng, chỉ là một gian nhà nhỏ, mái lợp tôn và được cất dựng bằng cây gỗ địa phương tạm bợ.

“Văn phòng” của điểm trường này, theo cách nói của cô Phan Thị Diễm Hằng, chỉ là một gian nhà nhỏ, mái lợp tôn và được cất dựng bằng cây gỗ địa phương tạm bợ.

Đây là nơi giáo viên và học sinh ngồi nghỉ giải lao sau giờ học. Cơ sở vật chất chỉ có ghế đá và chiếc bàn cũ kỹ.

Đây là nơi giáo viên và học sinh ngồi nghỉ giải lao sau giờ học. Cơ sở vật chất chỉ có ghế đá và chiếc bàn cũ kỹ.

Nhiều năm nay, điểm trường này nằm trong vùng quy hoạch của dự án, nên không được ngành chức năng huyện Phú Quốc đầu tư hay sửa chữa đáng kể.

Nhiều năm nay, điểm trường này nằm trong vùng quy hoạch của dự án, nên không được ngành chức năng huyện Phú Quốc đầu tư hay sửa chữa đáng kể.

Điểm trường có cấp học mầm non. Chương trình dạy không phân cấp theo lớp mầm, chồi, lá thông thường, mà dạy chung tất cả.

Điểm trường có cấp học mầm non. Chương trình dạy không phân cấp theo lớp mầm, chồi, lá thông thường, mà dạy chung tất cả.

Học sinh đùa vui trên phần đất trống của một hộ dân sống ven điểm trường. Sân trường khá hẹp nên các em khó chơi đùa thoải mái, đành qua chơi ở khu đất này.

Học sinh đùa vui trên phần đất trống của một hộ dân sống ven điểm trường. Sân trường khá hẹp nên các em khó chơi đùa thoải mái, đành qua chơi ở khu đất này.

Em Nguyễn Đặng Anh Quốc (lớp 8) đang trên đường đi học về. Đường tới trường của em, cũng như nhiều bạn khác, khá lầy lội. Nhà em cách điểm trường khoảng 4 km.

Em Nguyễn Đặng Anh Quốc (lớp 8) đang trên đường đi học về. Đường tới trường của em, cũng như nhiều bạn khác, khá lầy lội. Nhà em cách điểm trường khoảng 4 km.

Cũng giống trường học, con đường tới điểm trường Rạch Vẹm cũng nhiều năm không được tu sửa.

Cũng giống trường học, con đường tới điểm trường Rạch Vẹm cũng nhiều năm không được tu sửa.

Đoạn đường này dài khoảng 10 km. Nhiều năm nay, phụ huynh học sinh bức xúc, kiến nghị chính quyền địa phương sớm làm lại.

Đoạn đường này dài khoảng 10 km. Nhiều năm nay, phụ huynh học sinh bức xúc, kiến nghị chính quyền địa phương sớm làm lại.

Người dân ghi lại hình ảnh chiếc xe tải mắc lầy khi chạy trên con đường này.

Người dân ghi lại hình ảnh chiếc xe tải mắc lầy khi chạy trên con đường này.

Phạm Ngôn

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/lop-hoc-hai-buc-giang-o-dao-ngoc-phu-quoc-post986374.html