Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản có sức mạnh ghê gớm tới đâu

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), được đánh giá là lực lượng không quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất ở châu Á, với những máy bay chiến đấu được trang bị chỉ kém đối tác Mỹ.

Với căng thẳng gia tăng trên toàn châu Á, sự trỗi dậy của "con rồng" Trung Quốc, một đối thủ nhiều duyên nợ ở ngay sát nách và người hàng xóm khổng lồ có vũ khí hạt nhân ở phía Bắc là Nga; lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã và đang bắt tay vào một chương trình tái vũ trang, nhằm tạo thế chủ động hơn trong khu vực.

Với căng thẳng gia tăng trên toàn châu Á, sự trỗi dậy của "con rồng" Trung Quốc, một đối thủ nhiều duyên nợ ở ngay sát nách và người hàng xóm khổng lồ có vũ khí hạt nhân ở phía Bắc là Nga; lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã và đang bắt tay vào một chương trình tái vũ trang, nhằm tạo thế chủ động hơn trong khu vực.

Một trong những mảnh ghép quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của Nhật Bản là Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF). JASDF đang có trong biên chế, nhiều loại máy bay, hầu hết do Mỹ sản xuất.

Một trong những mảnh ghép quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của Nhật Bản là Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF). JASDF đang có trong biên chế, nhiều loại máy bay, hầu hết do Mỹ sản xuất.

Tuy nhiên, với trình độ công nghệ đứng đầu thế giới, Nhật Bản đã phát triển, sản xuất và cải tiến nhiều loại máy bay, khiến chúng có khả năng hoạt động tốt hơn bản gốc ở một số tính năng.

Tuy nhiên, với trình độ công nghệ đứng đầu thế giới, Nhật Bản đã phát triển, sản xuất và cải tiến nhiều loại máy bay, khiến chúng có khả năng hoạt động tốt hơn bản gốc ở một số tính năng.

JASDF cũng là một trong số ít quốc gia còn sử dụng máy bay chiến đấu F-4 Phantom II, loại chiến đấu cơ chủ lực, mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên những chiếc F-4EJ, đều được chế tạo ở Nhật Bản vào đầu thập niên 1980 và hiện là những máy bay hoạt động ở tuyến sau.

JASDF cũng là một trong số ít quốc gia còn sử dụng máy bay chiến đấu F-4 Phantom II, loại chiến đấu cơ chủ lực, mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên những chiếc F-4EJ, đều được chế tạo ở Nhật Bản vào đầu thập niên 1980 và hiện là những máy bay hoạt động ở tuyến sau.

JASDF có ba nhiệm vụ chính đó là phòng không; ứng phó với các thảm họa thiên tai và bảo đảm an ninh không phận. Để hoàn thành nhiệm vụ phòng không, JASDF trang bị khoảng 260 máy bay chiến đấu tuyến đầu.

JASDF có ba nhiệm vụ chính đó là phòng không; ứng phó với các thảm họa thiên tai và bảo đảm an ninh không phận. Để hoàn thành nhiệm vụ phòng không, JASDF trang bị khoảng 260 máy bay chiến đấu tuyến đầu.

Phần lớn các máy bay chiến đấu tuyến trước của JASDF là chiến đấu cơ hạng nặng F-15J, đây là phiên bản F-15C Eagle của Mỹ, nhưng do công ty Mitsubishi Heavy Industries sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép chuyển giao. Hiện JASDF đang sở hữu 199 chiếc F-15J.

Phần lớn các máy bay chiến đấu tuyến trước của JASDF là chiến đấu cơ hạng nặng F-15J, đây là phiên bản F-15C Eagle của Mỹ, nhưng do công ty Mitsubishi Heavy Industries sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép chuyển giao. Hiện JASDF đang sở hữu 199 chiếc F-15J.

Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất được chế tạo F-15 theo giấy phép. Máy bay F-15J của Nhật Bản được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử và liên lạc nội bộ, liên kết dữ liệu với các máy bay của JASDF và đồng minh Mỹ. Tuy nhiên F-15J, không có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất được chế tạo F-15 theo giấy phép. Máy bay F-15J của Nhật Bản được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử và liên lạc nội bộ, liên kết dữ liệu với các máy bay của JASDF và đồng minh Mỹ. Tuy nhiên F-15J, không có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Những chiếc F-15J được hiện đại hóa, được trang bị radar mới, hỗ trợ tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AAM-4 do Nhật Bản phát triển; đây là tên lửa không đối không đầu tiên, sử dụng đầu dò lắp radar quét mảng pha (AESA), để tăng tốc độ quét mục tiêu và độ chính xác.

Những chiếc F-15J được hiện đại hóa, được trang bị radar mới, hỗ trợ tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AAM-4 do Nhật Bản phát triển; đây là tên lửa không đối không đầu tiên, sử dụng đầu dò lắp radar quét mảng pha (AESA), để tăng tốc độ quét mục tiêu và độ chính xác.

Phi công cũng được bổ sung một kính ngắm gắn trên mũ bay, để điều khiển tên lửa tầm ngắn AAM-5 mới, cho phép phi công khóa tên lửa vào máy bay đối phương, chỉ cần nhìn vào máy bay địch; một khả năng tương đương với Su-27/30 của Nga và J-11 của Trung Quốc.

Phi công cũng được bổ sung một kính ngắm gắn trên mũ bay, để điều khiển tên lửa tầm ngắn AAM-5 mới, cho phép phi công khóa tên lửa vào máy bay đối phương, chỉ cần nhìn vào máy bay địch; một khả năng tương đương với Su-27/30 của Nga và J-11 của Trung Quốc.

Trái ngược với tên lửa AIM-9 của Mỹ, AAM-5 của Nhật cũng sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, tương tự như tên lửa tầm ngắn của Nga. AAM-5 sử dụng đầu dò mục tiêu tiên tiến, do công ty NEC Nhật Bản sản xuất. Khoảng 200 chiếc F-15J hiện có trong biên chế và một nửa đã được hiện đại hóa,

Trái ngược với tên lửa AIM-9 của Mỹ, AAM-5 của Nhật cũng sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, tương tự như tên lửa tầm ngắn của Nga. AAM-5 sử dụng đầu dò mục tiêu tiên tiến, do công ty NEC Nhật Bản sản xuất. Khoảng 200 chiếc F-15J hiện có trong biên chế và một nửa đã được hiện đại hóa,

JASDF cũng được trang bị chiến đấu cơ hạng nhẹ Mitsubishi F-2; đây là phiên bản do Nhật Bản nâng cấp từ F-16, với một số tính năng tàng hình. F-2 cũng có động cơ lớn hơn, và cũng là chiến đấu cơ đầu tiên, được trang bị radar AESA.

JASDF cũng được trang bị chiến đấu cơ hạng nhẹ Mitsubishi F-2; đây là phiên bản do Nhật Bản nâng cấp từ F-16, với một số tính năng tàng hình. F-2 cũng có động cơ lớn hơn, và cũng là chiến đấu cơ đầu tiên, được trang bị radar AESA.

Bên cạnh đó, do F-2 có diện tích cánh lớn hơn, nên lực nâng lớn hơn so với F-16. Có khoảng 100 chiếc F-2 được biên chế trong JASDF, những chiếc F-2 sẽ làm nhiệm vụ tuyến sau F-15J.

Bên cạnh đó, do F-2 có diện tích cánh lớn hơn, nên lực nâng lớn hơn so với F-16. Có khoảng 100 chiếc F-2 được biên chế trong JASDF, những chiếc F-2 sẽ làm nhiệm vụ tuyến sau F-15J.

Hiện nay trong JASDF vẫn còn một số F-4EJ Phantom II; đây là máy bay chiến đấu hạng nặng, hai động cơ, hai chỗ ngồi; một thời được đánh giá là hiện đại nhất khu vực; trong đó có một số là phiên bản trinh sát RF-4EJ. Vẫn còn khoảng 50 chiếc F-4EJ, vẫn còn phục vụ trong JASDF; nhưng cơ bản những F-4EJ đã gần hết niên hạn sử dụng.

Hiện nay trong JASDF vẫn còn một số F-4EJ Phantom II; đây là máy bay chiến đấu hạng nặng, hai động cơ, hai chỗ ngồi; một thời được đánh giá là hiện đại nhất khu vực; trong đó có một số là phiên bản trinh sát RF-4EJ. Vẫn còn khoảng 50 chiếc F-4EJ, vẫn còn phục vụ trong JASDF; nhưng cơ bản những F-4EJ đã gần hết niên hạn sử dụng.

Để thay thế số F-4EJ, JASDF đang mua sắm các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A. Theo kế hoạch của JASDF, F-35A sẽ thay thế hoàn toàn tất cả các máy bay F-4EJ có trong biên chế của JASDF.

Để thay thế số F-4EJ, JASDF đang mua sắm các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A. Theo kế hoạch của JASDF, F-35A sẽ thay thế hoàn toàn tất cả các máy bay F-4EJ có trong biên chế của JASDF.

Theo kế hoạch của JASDF, số F-15J hiện đại hóa sẽ được tăng cường hơn nữa và các máy bay F-15J chưa hiện đại hóa và số F-2 hết niên hạn, sẽ được thay thế bằng F-35B, hoặc một mẫu máy bay chiến đấu mới của Nhật Bản.

Theo kế hoạch của JASDF, số F-15J hiện đại hóa sẽ được tăng cường hơn nữa và các máy bay F-15J chưa hiện đại hóa và số F-2 hết niên hạn, sẽ được thay thế bằng F-35B, hoặc một mẫu máy bay chiến đấu mới của Nhật Bản.

F-35B đang được xem xét mua, vì nó có thể cất cánh từ đường băng ngắn hơn F-35A, cho phép JASDF đưa một số máy bay của mình trên các đảo xa; nhất là khu vực biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc.

F-35B đang được xem xét mua, vì nó có thể cất cánh từ đường băng ngắn hơn F-35A, cho phép JASDF đưa một số máy bay của mình trên các đảo xa; nhất là khu vực biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản đang tranh chấp với Trung Quốc.

Để hỗ trợ cho các đơn vị máy bay chiến đấu, JASDF được trang bị một đội máy bay cảnh báo sớm và AWACS E-2C và E-2D Hawkeye; kết hợp với radar mặt đất, để dẫn đường cho máy bay chiến đấu của họ giành lợi thế trên không.

Để hỗ trợ cho các đơn vị máy bay chiến đấu, JASDF được trang bị một đội máy bay cảnh báo sớm và AWACS E-2C và E-2D Hawkeye; kết hợp với radar mặt đất, để dẫn đường cho máy bay chiến đấu của họ giành lợi thế trên không.

Lực lượng tuần tra hàng hải hàng không thuộc JASDF, mà thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản. Lực lượng này được trang bị những máy bay tuần thám biển P-3 Orion.

Lực lượng tuần tra hàng hải hàng không thuộc JASDF, mà thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản. Lực lượng này được trang bị những máy bay tuần thám biển P-3 Orion.

Để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, cũng như không vận quân sự, JASDF được trang bị máy bay vận tải quân sự Kawasaki C-1 và C-2 nội địa, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn (STOL), để hoạt động trên một số hòn đảo nhỏ hơn, từ các sân bay dân sự.

Để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, cũng như không vận quân sự, JASDF được trang bị máy bay vận tải quân sự Kawasaki C-1 và C-2 nội địa, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn (STOL), để hoạt động trên một số hòn đảo nhỏ hơn, từ các sân bay dân sự.

Đánh giá chung, JASDF là một trong những lực lượng không quân có năng lực nhất ở châu Á. Tận dụng lĩnh vực điện tử tiên tiến trong nước, máy bay và thiết bị của JASDF được trang bị một số hệ thống điện tử hàng không, radar và tên lửa tốt nhất trên thế giới.

Đánh giá chung, JASDF là một trong những lực lượng không quân có năng lực nhất ở châu Á. Tận dụng lĩnh vực điện tử tiên tiến trong nước, máy bay và thiết bị của JASDF được trang bị một số hệ thống điện tử hàng không, radar và tên lửa tốt nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, với tư cách là đồng minh số 1 của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với khả năng công nghệ, Nhật Bản đã cải thiện các thiết kế máy bay của Mỹ, phù hợp với chiến lược xây dựng lực lượng phòng không của Nhật Bản, giữ vững vị trí số 1 trong khu vực. Nguồn ảnh: JAFIN.

Bên cạnh đó, với tư cách là đồng minh số 1 của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với khả năng công nghệ, Nhật Bản đã cải thiện các thiết kế máy bay của Mỹ, phù hợp với chiến lược xây dựng lực lượng phòng không của Nhật Bản, giữ vững vị trí số 1 trong khu vực. Nguồn ảnh: JAFIN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/luc-luong-phong-ve-tren-khong-nhat-ban-co-suc-manh-ghe-gom-toi-dau-1556535.html