Mắc phải 5 lỗi này, viên chức sẽ bị áp dụng kỷ luật thôi việc, phải hết sức chú ý

Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc 5 trường hợp này.

5 lỗi áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Viên chức mắc phải 5 lỗi này sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật thôi việc.

Viên chức mắc phải 5 lỗi này sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật thôi việc.

Cụ thể, căn cứ điều 19 Nghị đinh 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc 1 trong 5 trường hợp dưới đây:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này.

- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, nếu viên chức vi phạm vào một trong 5 lỗi như trên sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Do đó, việc viên chức sử dụng, nghiện ma túy có xác nhận của sơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

Những lỗi vi phạm khiến công chức bị buộc thôi việc

Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm.

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

- Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Xử phạt hình sự đối với trường hợp buộc thôi việc trái pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Đối với tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:

- Khung hình phạt đối với Tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với các hành vi sau: ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; Cưỡng ép, đe da buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc,

- Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với 02 người trở lên;

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

- Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

- Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Viên chức đã bị xử phạt có thể quay lại làm việc ở cơ quan nhà nước không

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã quy định về việc tuyển dụng lại viên chức đã bị xử phạt vào cơ quan nhà nước như sau:

- Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

- Trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.

Bùi Hân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/mac-phai-5-loi-nay-vien-chuc-se-bi-ap-dung-ky-luat-thoi-viec-phai-het-suc-chu-y-172231016110141232.htm