Mắc phải sai lầm này khi ăn uống khiến sức khỏe xuống cấp trầm trọng
Sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng chỉ vì thói quen ăn uống tai hại mà nhiều người Việt mắc phải.
Mua đồ ăn tươi cho cả tuần
Khi trái cây và rau củ được thu hoạch thì bản thân chúng cũng đã bắt đầu dần mất đi một số vitamin, khoáng chất và phytochemicals. Vì vậy nếu bạn mua rau củ quả và để dành cho cả tuần sẽ càng khiến chúng mất dần dinh dưỡng. Hơn nữa, các loại rau lá nếu để lâu ngày trong thời tiết nắng nóng cũng rất dễ hỏng, héo.
Thay vào đó, hãy chăm chỉ mua đồ ăn tươi hàng ngày và nếu quá bận, bạn có thể dùng một vài loại rau củ đông lạnh. Bởi những sản phẩm này thường được thu hoạch vào lúc rau củ nhiều dưỡng chất nhất rồi đem đông lạnh nhanh chóng nên các chất dinh dưỡng sẽ tạm thời ít bị mất đi.
Mua quá nhiều thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến thường chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, ít chất xơ và dinh dưỡng. Vì thế bạn nên cố gắng ăn các thực phẩm tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Nếu muốn ăn đồ đã chế biến bạn nên chọn các thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có ít chất béo bão hòa.
Ăn không đúng giờ
Ở một số thành phố, đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến cho rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại đến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.
Không rửa tay trước khi ăn
Đây là thói quen không tốt của hầu hết người Việt Nam vì khi rửa tay sẽ giúp chúng ta hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và các vật dụng gia đình. Nếu không, các vi khuẩn này sẽ khiến ta mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng.
Ăn quá nhiều chất béo
Một sai lầm thường gặp khác là nhiều người thường có khuynh hướng ăn nhiều chất béo hơn nhu cầu cần thiết. Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Chất béo dễ làm tăng cảm giác ngon miệng. Nó cũng là thành phần cấu tạo màng tế bào, tế bào thần kinh và là chất trung gian để một số sinh tố như A, D, E, K được hấp thu qua màng ruột. Tuy nhiên, việc ăn nhiều chất béo động vật là nguy cơ lớn nhất dẫn đến béo phì, tim mạch, áp huyết cao, kể cả bệnh tiểu đường loại 2.
Chuộng trứng, thịt hơn cá, hải sản
Nghiên cứu đã cho thấy lượng tiêu thụ thịt trung bình ở những người Việt Nam trưởng thành trong 20 năm qua đã gia tăng từ 24,4g/ngày/người lên 62g/ngày/người. Ở thành phố, lượng thịt tiêu thụ đã lên đến 180g/ngày/người.
Không chỉ thịt, nhiều gia đình còn đang lạm dụng quá nhiều trứng. Lượng trứng tiêu thụ không đáng kể ở thời điểm 1985 đã tăng lên gấp 24 lần sau 20 năm. Trong khi đó, lượng cá, hải sản mà mỗi người tiêu thụ chỉ dừng lại ở khoảng 50g/ngày/người.
Cá và hải sản là nguồn đạm dễ tiêu hóa và có chứa nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động tim mạch, thần kinh. Do đó, nên giảm lượng thịt, và nên ăn cá, chuyển dần chế độ đạm động vật sang đạm thực vật.
Đối với trứng, dù là một món bổ dưỡng, có đủ các acid amin thiết yếu nhưng cũng có tỷ lệ cholesterol rất cao, hơn cả thịt.
Do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình có khuynh hướng lạm dụng loại thức ăn nhanh, tự chuẩn bị bằng một tô mì gói thêm vài cọng rau và 1 hoặc 2 quả trứng. Cách ăn này không chỉ dễ gây tăng mỡ máu mà còn thiếu chất xơ và nhiều vi chất khác kể cả những chất chống oxy hóa quan trọng. Vì thế, mỗi người chỉ nên ăn từ 2-3 quả trứng/tuần. Đặc biệt, người đang điều trị tim mạch không nên ăn trứng.