Mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai tại 63 tỉnh thành

Đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai đến 63 tỉnh thành với 642 huyện, 9.546 xã.

Chương trình tầm soát (sàng lọc) trước sinh và sơ sinh tại Việt Nam được triển khai thí điểm từ năm 2007. Đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai đến 63 tỉnh (642 huyện và 9.546 xã). Đến nay, mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai đến 63 tỉnh (642 huyện và 9.546 xã).

Thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, hiện nay Tổng Cục Dân số - Bộ Y tế đang xây dựng và hoàn thiện Dự án "Hoàn thiện, phát triển mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh", trong đó nòng cốt là các Trung tâm sàng lọc khu vực.

Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Trường Đại học Y Hà Nội; Các đơn vị trực thuộc Sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Bệnh viện Từ Dũ, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, Sở Y tế thành phố Cần Thơ; Bệnh viện Sản - Nhi, Sở Y tế tỉnh Nghệ An; Bệnh viện A Thái Nguyên, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Các đơn vị trực không thuộc Bộ y tế và Sở Y tế: Trường Đại học Y - Dược Huế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai đến 63 tỉnh thành. Ảnh minh họa

Mạng lưới cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai đến 63 tỉnh thành. Ảnh minh họa

Các Trung tâm sàng lọc khu vực là đơn vị tuyến cuối xử lý về chuyên môn đối với tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh Phụ trách hướng dẫn, thực hiện về chuyên môn đối với Tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh cho tỉnh/thành phố mà đơn vị đóng trên dịa bàn và các tỉnh/thành phố khác trong khu vực theo sự phân công của Bộ Y tế Phụ trách về Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ y tế cơ sở tham gia thực hiện chương trình Tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh Chuyển giao công nghệ….

Thực hiện các kỹ thuật, dịch vụ thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh nghiên cứu khoa học và đề xuất về kỹ thuật chuyên môn, qui trình thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh; danh mục các mặt bệnh tật thuộc gói dịch vụ cơ bản và mở rộng; qui chuẩn, tiêu chuẩn đối với các cơ sở y tế theo cấp độ (khu vực - cấp tỉnh - huyện) tham gia thực hiện chuyên môn Tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh.

Theo ThS.BS Phạm Hồng Quân - Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số), hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về số lượng và năng lực chuyên môn cũng như chất lượng của các cơ sở y tế tham gia thực hiện về sàng lọc trước sinh và sau sinh, tuy nhiên có thể nhận định là còn rất thiếu so với nhu cầu sàng lọc của người dân. Tại các vùng miền núi, dân tộc, vùng xã vùng khó khăn thì các cơ sở ý tế mới chỉ thực hiện được các dịch vụ cơ bản như khám thai, chăm sóc thai nghén và thực hiện các xét nghiệm cơ bản trong quá trình thai kỳ của các bà mẹ.

Để sàng lọc trước sinh và sau sinh thông qua các xét nghiệm kỹ thuật cao như lấy máu mẹ và mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh trong vòng 72 giờ vẫn do các Trung tâm sang lọc khu vực phụ trách thực hiện. Ví dụ, 26 tỉnh phía bắc sẽ do Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ do Bệnh viện Sản nhi Nghệ An phụ trách, các tỉnh Tây nguyên sẽ do Trường Đại học Y dược huế phụ trách…

"Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 90% năm 2030. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 90% năm 2030. Đồng thời, phát triển cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở bệnh viện chuyên khoa sản, sản - nhi hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh tại 56 tỉnh, thành phố năm 2030"

(Theo Quyết định số 1999/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030)

Thanh Hằng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/mang-luoi-cung-cap-dich-vu-sang-loc-truoc-sinh-va-so-sinh-da-duoc-trien-khai-tai-63-tinh-thanh-172221212105242357.htm