Máy bay Trung Quốc 'đuổi bắt' với tàu ngầm Mỹ gần đảo Đài Loan

Trước những diễn biến căng thẳng gần đây tại hai bờ eo biển Đài Loan, Trung Quốc thường xuyên đưa máy bay săn ngầm để tuần tra khu vực eo biển Đài Loan, để phát hiện tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Thời gian gần đây, các máy bay của Trung Quốc đã tích cực thực hiện các hoạt động tuần tra và huấn luyện ở các khu vực xung quanh vùng biển phía nam của Đài Loan. Trong số các máy bay quân sự tham gia, xuất hiện nhiều máy bay chống ngầm Y-8, thuộc loại hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Thời gian gần đây, các máy bay của Trung Quốc đã tích cực thực hiện các hoạt động tuần tra và huấn luyện ở các khu vực xung quanh vùng biển phía nam của Đài Loan. Trong số các máy bay quân sự tham gia, xuất hiện nhiều máy bay chống ngầm Y-8, thuộc loại hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Tại vùng biển phía nam Đài Loan, hiện có tàu ngầm của 5 lực lượng hải quân thường xuyên có mặt đó là tàu ngầm Trung Quốc, Đài Loan, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, Australia và Hải quân Mỹ; trong đó Hải quân Đài Loan chỉ có hai tàu ngầm. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.

Tại vùng biển phía nam Đài Loan, hiện có tàu ngầm của 5 lực lượng hải quân thường xuyên có mặt đó là tàu ngầm Trung Quốc, Đài Loan, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, Australia và Hải quân Mỹ; trong đó Hải quân Đài Loan chỉ có hai tàu ngầm. Ảnh: Tàu ngầm của Đài Loan - Nguồn: Wikipedia.

Đối tượng săn ngầm của Trung Quốc chính là tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Hiện nay lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có hai nhiệm vụ cốt lõi: Thứ nhất là để bảo vệ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và duy trì khả năng răn đe hạt nhân trên biển; thứ hai là để bảo vệ, hộ tống cho các nhóm tác chiến tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Đối tượng săn ngầm của Trung Quốc chính là tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Hiện nay lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có hai nhiệm vụ cốt lõi: Thứ nhất là để bảo vệ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và duy trì khả năng răn đe hạt nhân trên biển; thứ hai là để bảo vệ, hộ tống cho các nhóm tác chiến tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Ngoài các nhiệm vụ trên, đội tàu ngầm của Mỹ, dù là tàu ngầm hạt nhân tấn công hay tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, được bổ sung nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk; bên cạnh đó còn có những nhiệm vụ đặc biệt khác như: Triển khai thiết bị giám sát dưới nước, vận chuyển lực lượng đặc nhiệm hải quân, v.v. Ảnh: Tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Ngoài các nhiệm vụ trên, đội tàu ngầm của Mỹ, dù là tàu ngầm hạt nhân tấn công hay tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, được bổ sung nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk; bên cạnh đó còn có những nhiệm vụ đặc biệt khác như: Triển khai thiết bị giám sát dưới nước, vận chuyển lực lượng đặc nhiệm hải quân, v.v. Ảnh: Tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Vậy hiện nay Hải quân Mỹ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động ở vùng biển phía nam Đài Loan? Câu trả lời là: chỉ cần nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở biển Philippines là rất có thể có tàu ngầm hạt nhân đi theo. Ảnh: Tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Vậy hiện nay Hải quân Mỹ có bao nhiêu chiếc tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động ở vùng biển phía nam Đài Loan? Câu trả lời là: chỉ cần nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở biển Philippines là rất có thể có tàu ngầm hạt nhân đi theo. Ảnh: Tàu ngầm lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Theo các tài liệu được công bố của Viện Nghiên cứu khoa học hải quân Trung Quốc, nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ nói chung có hệ thống phòng thủ ba tầng, gồm 6 tàu: 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục, 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu phục vụ chiến đấu. Ảnh: Thành phần của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Theo các tài liệu được công bố của Viện Nghiên cứu khoa học hải quân Trung Quốc, nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ nói chung có hệ thống phòng thủ ba tầng, gồm 6 tàu: 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục, 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu phục vụ chiến đấu. Ảnh: Thành phần của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Khu vực phòng không tầm xa là khu vực phòng thủ ngoài cùng của đội hình tàu sân bay Mỹ, nằm trong khu vực hình khuyên, cách tàu sân bay từ 80 đến 200 hải lý. Các nhiệm vụ chống ngầm tầm xa chủ yếu bao gồm máy bay chống ngầm cánh cố định trên bờ P-3C và tàu ngầm hạt nhân tấn công. Ảnh: Máy bay săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Khu vực phòng không tầm xa là khu vực phòng thủ ngoài cùng của đội hình tàu sân bay Mỹ, nằm trong khu vực hình khuyên, cách tàu sân bay từ 80 đến 200 hải lý. Các nhiệm vụ chống ngầm tầm xa chủ yếu bao gồm máy bay chống ngầm cánh cố định trên bờ P-3C và tàu ngầm hạt nhân tấn công. Ảnh: Máy bay săn ngầm P-3C của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Như vậy ở khoảng cách từ 80 đến 200 hải lý từ tàu sân bay Mỹ, nhất định phải có tàu ngầm hạt nhân tấn công ẩn dưới nước. Hướng triển khai cụ thể của nó phụ thuộc vào hướng của mối đe dọa chính, được sử dụng để cảnh báo và ngăn chặn tàu ngầm và tàu tên lửa của đối phương tiến vào với tốc độ cao, nhằm phát động các cuộc tấn công vào tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân trong biên đội tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Như vậy ở khoảng cách từ 80 đến 200 hải lý từ tàu sân bay Mỹ, nhất định phải có tàu ngầm hạt nhân tấn công ẩn dưới nước. Hướng triển khai cụ thể của nó phụ thuộc vào hướng của mối đe dọa chính, được sử dụng để cảnh báo và ngăn chặn tàu ngầm và tàu tên lửa của đối phương tiến vào với tốc độ cao, nhằm phát động các cuộc tấn công vào tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân trong biên đội tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Trước kia vũ khí chống tàu ngầm hàng không của PLA thiếu trầm trọng về số lượng cũng như rất lạc hậu so với Mỹ và Nga; tình hình được cải thiện khi thế hệ máy bay chống ngầm mới Y-8 được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ năm 2015. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Trước kia vũ khí chống tàu ngầm hàng không của PLA thiếu trầm trọng về số lượng cũng như rất lạc hậu so với Mỹ và Nga; tình hình được cải thiện khi thế hệ máy bay chống ngầm mới Y-8 được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ năm 2015. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Y-8 là loại máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ đầu tiên của PLA, do mới đưa vào sử dung, nên Quân đội Trung Quốc vẫn còn thiếu một thứ quan trọng khác, đó là các thông tin đặc trưng về các loại tàu ngầm của nước ngoài, để làm cơ sở dữ liệu mục tiêu. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Y-8 là loại máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ đầu tiên của PLA, do mới đưa vào sử dung, nên Quân đội Trung Quốc vẫn còn thiếu một thứ quan trọng khác, đó là các thông tin đặc trưng về các loại tàu ngầm của nước ngoài, để làm cơ sở dữ liệu mục tiêu. Ảnh: Máy bay Y-8. Nguồn: Sina

Mặc dù tàu ngầm hiện đại được sản xuất hàng loạt, dù cùng loại, nhưng mỗi chiếc sẽ có đặc điểm tín hiệu từ và âm thanh riêng biệt do sai sót trong quá trình sản xuất và lắp ráp. Dựa vào những đặc điểm đó có thể xác định được chiếc tàu ngầm nào đang ở đâu dưới mặt nước. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf hộ tống tàu sân bay Mỹ- Nguồn: Hải quân Mỹ.

Mặc dù tàu ngầm hiện đại được sản xuất hàng loạt, dù cùng loại, nhưng mỗi chiếc sẽ có đặc điểm tín hiệu từ và âm thanh riêng biệt do sai sót trong quá trình sản xuất và lắp ráp. Dựa vào những đặc điểm đó có thể xác định được chiếc tàu ngầm nào đang ở đâu dưới mặt nước. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf hộ tống tàu sân bay Mỹ- Nguồn: Hải quân Mỹ.

Bằng cách thiết lập cơ sở dữ liệu, Trung Quốc hy vọng có thể nhanh chóng xác định loại tàu ngầm nào trong các cuộc đối đầu trên biển trong tương lai.. Tuy nhiên để lấp đầy một cơ sở dữ liệu như vậy, việc thu thập dữ liệu là quan trọng nhất. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Bằng cách thiết lập cơ sở dữ liệu, Trung Quốc hy vọng có thể nhanh chóng xác định loại tàu ngầm nào trong các cuộc đối đầu trên biển trong tương lai.. Tuy nhiên để lấp đầy một cơ sở dữ liệu như vậy, việc thu thập dữ liệu là quan trọng nhất. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Nhưng sẽ không có chuyện để hải quân Mỹ (và cả hải quân các nước khác) dễ dàng cho thu thập dữ liệu, Mỹ sẽ làm mọi thứ có thể, để ngăn thông tin bị thu thập, thậm chí sử dụng tín hiệu giả để can thiệp vào hoạt động thu thập. Việc các nhóm tàu sân bay của Mỹ hoạt động thường xuyên của ở Biển Đông là cơ hội giúp Trung Quốc thu thập thông tin tình báo. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Nimitz Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Nhưng sẽ không có chuyện để hải quân Mỹ (và cả hải quân các nước khác) dễ dàng cho thu thập dữ liệu, Mỹ sẽ làm mọi thứ có thể, để ngăn thông tin bị thu thập, thậm chí sử dụng tín hiệu giả để can thiệp vào hoạt động thu thập. Việc các nhóm tàu sân bay của Mỹ hoạt động thường xuyên của ở Biển Đông là cơ hội giúp Trung Quốc thu thập thông tin tình báo. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Nimitz Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hiện hải quân Mỹ có 3 loại tàu ngầm tấn công hiện đang được biên chế, lớp Virginia mới nhất, lớp Seawolf chỉ có 3 chiếc và lớp Los Angeles cũ. Nếu Trung Quốc sử dụng máy bay Y-8 để tìm kiếm thường xuyên, thì rất có thể nắm bắt được thông tin về tàu ngầm hạt nhân của đối thủ từ vùng biển phía Tây Nam Đài Loan. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Hiện hải quân Mỹ có 3 loại tàu ngầm tấn công hiện đang được biên chế, lớp Virginia mới nhất, lớp Seawolf chỉ có 3 chiếc và lớp Los Angeles cũ. Nếu Trung Quốc sử dụng máy bay Y-8 để tìm kiếm thường xuyên, thì rất có thể nắm bắt được thông tin về tàu ngầm hạt nhân của đối thủ từ vùng biển phía Tây Nam Đài Loan. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Do vậy các hoạt động của máy bay chống ngầm của Quân đội Trung Quốc ở vùng biển phía nam Đài Loan có thể không nhằm vào Hải quân Đài Loan, mà nhắm vào những người "đứng sau" bảo vệ Đài Loan; biến Đài Loan làm "chiến trường" để Trung Quốc thu thập tin tức tình báo từ tàu ngầm của Mỹ. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Do vậy các hoạt động của máy bay chống ngầm của Quân đội Trung Quốc ở vùng biển phía nam Đài Loan có thể không nhằm vào Hải quân Đài Loan, mà nhắm vào những người "đứng sau" bảo vệ Đài Loan; biến Đài Loan làm "chiến trường" để Trung Quốc thu thập tin tức tình báo từ tàu ngầm của Mỹ. Ảnh: Máy bay chống ngầm Y-8. Nguồn: Sina

Video Trực thăng săn ngầm Ka-28 tác chiến trên tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-trung-quoc-duoi-bat-voi-tau-ngam-my-gan-dao-dai-loan-1453339.html